Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Truyện Dài: Người Hành Khất Trước Cổng Tu Viện - Kỳ 9

Truyện Dài
NGƯỜI HÀNH KHẤT TRƯỚC CỔNG TU VIỆN
Trần Thế Huy

Kỳ 9





Bà cố Mai, mẹ ruột của Loan và cha Bình chỉ khỏe được một thời gian, sau đó thì trở bịnh lại. Tuổi cao sức yếu nên mọi cố gắng chống chọi với bịnh tật khiến bà nhanh chóng suy kiệt. Ngoài sự chăm sóc thường xuyên của vợ chồng Tâm, Loan và cha Bình cũng tranh thủ ở bên cạnh mẹ mình nhiều hơn. Sau nhiều đêm trằn trọc vì khó ngủ, bà cố gọi các con lại và bảo:
- Gia đình ta thật có phúc vì Thiên Chúa đã đổ xuống không biết bao nhiêu là hồng ân. Điều mà mẹ vui mừng nhất là có Loan và Bình, hai con luôn luôn có điều kiện dễ dàng để thay gia đình tạ ơn Thiên Chúa. Mẹ rất tiếc là không được ở với các con thêm một thời gian nữa.
Loan thưa với mẹ:
- Điều mẹ ao ước nhất trong đời là tìm được con, thì Chúa đã ban cho mẹ rồi. Con thấy mẹ lo lắng hơi nhiều đấy, mẹ thấy nội của mình tuy đã già nhưng nội vẫn vui khỏe, ít khi con nghe thấy nội nhắc tới bệnh tật gì cả.
Cụ Thương nghe thấy Loan nói chuyện với mẹ mình cũng phụ họa theo:
- Cái Loan nó nói đúng đấy con ạ, sống chết là việc do Chúa an bài. Con phải vui lên mà sống. Mẹ nói con nghe nè: vợ chồng con là nhất trên đời rồi, làm cha mẹ của Linh Mục, của bà Sơ chưa đủ hay sao. Tham lam thật đấy, lại có cháu nội tên Chi là nữ tu nữa.
Nói xong cụ Thương cười hả hê khiến cả nhà ai cũng vui lây.
Thời tiết không ổn định làm cho những người mắc phải chứng bệnh cao huyết áp như bà cố Mai rất khó chịu, mà không riêng gì bà cố, những người khỏe mạnh cũng còn thấy mệt mỏi. Loan lấy khăn mặt nhúng vào chậu nước rồi vắt khô lau mặt cho mẹ. Linh tính về sức khỏe của mẹ khiến mấy ngày hôm nay Loan thường xuyên ghé về nhà nhiều hơn. Chiếc máy đo huyết áp đã trồi sụt liên tục làm cho Loan đứng ngồi không yên. Một hôm bà vẫy tay gọi Loan, Loan bước lại gần giường nơi bà cố đang nằm và ngồi sà xuống:
- Mẹ có việc gì cần đến con.
- Mẹ thấy mệt quá, mẹ muốn nói chuyện với con.
- Hay là mẹ cứ nghỉ đi, lúc nào khỏe mẹ con mình sẽ nói chuyện.
- Như con thấy đấy, mẹ bây giờ có lúc nào khỏe đâu.
- Vậy thì mẹ nói đi, con nghe đây.
Uống xong ngụm nước mà Loan vừa rót, bà cố Mai cố gắng nói, giọng bà yếu ớt và nhỏ khiến Loan phải ghé sát tai vào:
- Mẹ xin con bỏ qua những lỗi lầm của ba mẹ khi đã để con phải sống thiếu vắng tình thương của ba mẹ thời gian qua.
Loan không để mẹ nói tiếp:
- Ba mẹ đâu có lỗi gì, cớ sao mẹ cứ tự dằn vặt mình như vậy.
- Bởi vì mẹ nghĩ là sanh con ra mà không được ôm ấp nuôi dưỡng con.
- Việc đó xảy ra là ngoài ý muốn của ba mẹ và của con. Nhưng thôi mẹ ơi, mẹ đừng quá bận tâm và suy nghĩ nhiều về chuyện đó làm chi nữa cho nó mệt, con không dám oán trách ba mẹ đâu. Con tuy không may mắn được trải qua những ngày thơ ấu trong vòng tay yêu thương của ba mẹ, nhưng phải nói là con rất sung sướng khi sống với ba mẹ nuôi của con. Ba mẹ nuôi của con đã dưỡng nuôi con bằng thứ tình của những người làm cha làm mẹ, đã lo lắng chăm sóc và dạy dỗ con nên người. Con chỉ sợ rằng mình không biết làm sao để đền đáp được công ơn của ba mẹ nuôi mà thôi.
Loan lấy khăn thấm nhẹ nước mắt của mẹ chảy ra. Rồi bà cố nói:
- Ngày mai nếu mẹ không ra nghĩa trang thăm ân nhân của ba mẹ được, mẹ xin con hãy thay mặt ba mẹ thắp cho bà ấy nén nhang như một lời tri ân của ba mẹ nhé. Và mẹ xin con hãy dìu bố nuôi của con tới đây, để ba mẹ được nói lời cám ơn những người đã thay mặt ba mẹ nuôi dưỡng con. Con giúp cho mẹ nhé. Mẹ cám ơn con.
Sáng hôm sau theo lời mẹ yêu cầu, Loan dìu ông cố Tân rồi cùng với ba mẹ, cha Bình và vợ chồng anh Tâm tiến ra nghĩa trang. Mọi người chỉ lo sợ cho bà cố Mai, nhưng cuối cùng điều lo sợ đó ngược lại với những gì mà mọi người suy nghĩ. Trông thấy mẹ mình bỗng dưng khỏe hơn mọi ngày, bà bước những bước thật vững chắc tới mộ của bà cố Hiền. Sau khi đốt nhang vái xong, bà cố Mai quỳ sụp xuống, hai tay choàng ôm lấy ngôi mộ và khóc. Sợ mẹ mình quá xúc động sẽ không tốt cho sức khỏe, cha Bình lại gần nói:
- Mẹ ơi, có lẽ bà cố đây đã cảm biết được tấm lòng của ba mẹ rồi. Thôi mẹ chớ quá buồn.
- Con hãy để cho mẹ nói với ông bà cố vài lời được không.
Cha Bình thấy mẹ nói vậy thì đứng yên lặng. Bà cố Mai nói:
- Trước hết vợ chồng tôi có lời cám ơn sâu sắc đến anh chị, những người đã đối xử quá tốt với con gái của chúng tôi, đã thay mặt chúng tôi yêu thương lo lắng và nuôi dạy con chúng tôi đến ngày hôm nay. Ơn này vợ chồng tôi không sao trả nổi, cúi xin anh chị rộng lượng tha thứ…
 Ngước nhìn lên di ảnh bà Hiền trên bia mộ, bà cố Mai nói tiếp:
- Chị Hiền ơi, tội nghiệp chị khi sắp sửa nhắm mắt lìa đời, mà còn lo giục con gái chúng tôi phải cố gắng tìm ra cha mẹ ruột của mình, cám ơn chị đã thấu hiểu nổi lòng của người làm cha làm mẹ khi đánh mất con cái, đã đau với nỗi đau của vợ chồng tôi. Xin chị nhận nơi đây tấm lòng thành của vợ chồng tôi.
Nói xong ông bà cố Hoàng cúi đầu và vái lạy ba lần trước mộ chí. Bà cố Mai vẫn chưa thôi nức nở:
- Tội nghiệp chị tôi…không còn sống để được nhìn thấy ngày con gái nuôi của mình tìm ra cha mẹ.
Quay qua ông cố Tân, ông cố Hoàng im lặng nãy giờ cũng lên tiếng:
- Tuy chị đã qua đi, nhưng những gì chị đã để lại trong chúng tôi không bao giờ mất. Tôi nói thực lòng mình rằng chị chính là mẹ của con gái tôi, và con gái tôi có một người mẹ thật tuyệt vời. Một lần nữa xin anh hãy nhận nơi chúng tôi lòng biết ơn sâu xa.
Ôm ông cố Tân vào lòng, Loan cũng thân thưa:
- Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời con, vì bên cạnh con giờ đây là những người thân yêu nhất.
Trước khi ra về, Loan sụp lạy trước mộ mẹ nuôi của mình:
- Mẹ ngủ yên nhé, con chào mẹ.
Ở nơi xa kia, mọi người mường tượng bà cố Hiền đang mỉm cười thỏa mãn.

Trời hôm nay không nắng, thỉnh thoảng có vài giọt mưa bay lất phất. Bên cạnh giường mẹ, Loan và mọi người lo buồn vì đã mấy ngày nay bà cố Mai không thiết tha gì tới ăn uống nữa. Từ hôm ở nghĩa trang về tới nay, mọi chuyện xảy ra quá là bi ai đã ảnh hưởng tới sức khỏe của bà. Sau khi Cha Bình tới và xức dầu cho mẹ, bà cố Mai rướn mắt lên nhìn mọi người, đoạn bà vờ tay ôm hôn từng người một và thều thào:
- Chăm sóc cho nội và ba. Nhớ cầu nguyện cho mẹ…Vĩnh biệt các con…
Rồi bà nhắm mắt xuôi tay. Loan gục đầu bên giường khóc:
- Mẹ ơi, hơn bốn mươi năm ròng rã tìm con, lòng mẹ lúc nào cũng nhớ nhung day dứt. Nhưng sao mẹ lại bỏ con ra đi quá sớm, khi mẹ con mình chưa được ở bên nhau nhiều, và những lời yêu thương còn chưa kịp nói hết.
Đức Cha Hồng Ân đang ở bên châu Mỹ la tinh, nghe tin báo cũng vội thu xếp về dự tang. Với vành khăn tang trắng trên đầu, Đức Cha chia sẻ với mọi người trong Thánh Lễ an táng bà cố:
- Con xin tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng con một người mẹ vĩ đại, và qua người mẹ ấy đã sinh ra cho con một người mẹ vĩ đại khác. Hôm nay chúng con thực sự rất đau buồn khi phải nói lời sau cùng với mẹ:
‘Khi con ra đi. Mẹ ước mong ngày con trở lại,
nay con về, lẵng lặng buồn mẹ chẳng nói điều chi!’
Nhiều người lấy làm ngỡ ngàng, nhưng Đức Cha nói với họ:
- Ai bảo rằng mình kính trọng mẹ mà không biết tới bà ngoại là người…nói dối.

Thời gian trôi nhanh, mới ngày nào đó mà hôm nay đã đến ngày giỗ mãn tang bà cố Mai. Để giữ đúng lời hứa với Loan, là ông sẽ vào nhà dưỡng lão khi mãn tang. Ông Hoàng đi ra nghĩa trang, cắm lên mộ người đã bao năm chung sống với mình những nhánh hoa, ông nghẹn ngào:
- Từ ngày bà đi đến nay, tôi thấy ngôi nhà mình lạnh lẽo quá. Nhiều đêm tôi không ngủ được vì thương nhớ bà. Nay thì bà cũng đã mồ yên mả đẹp rồi, còn tôi, tôi sẽ giao lại căn nhà của mình cho vợ chồng thằng Tâm, để tối ngày nó còn lo hương khói cho bà. Tôi sẽ vào ở trong nhà dưỡng lão với con Loan, nó nói rằng tôi phải nghe lời nó một chút, vì nó không muốn phải thất hứa với lời mẹ dặn dò trước khi chết. Vậy là bà vui rồi phải không?
Nhưng rồi ông cố Hoàng sực nhớ ra là mình còn mẹ, cụ Thương. Ông hỏi Loan thì được biết:
- Việc này con cũng đã nghĩ tới rồi, ba yên chí. Bà nội cũng sẽ vào ở trong này luôn với ba và con.
Lúc này ông cố Tân thấy ông Hoàng đã vào ở trong đấy, ông cũng đang chần chừ chưa biết tính sao? Có tiếng xe máy dừng trước cổng nhà, hỏi người giúp việc họ bảo đó là Dì Loan.
 Loan vừa bước vào nhà vừa hát:
- Một người đi với một người. Một người đi với nụ cười hắt hiu. Hai người vui biết bao nhiêu…
Ông cố Tân cười sằng sặc:
- Hôm nay có chuyện gì vui mà bà sơ của ba lại hát nhạc trữ tình thế?
Loan cười với ba và hát trêu ông:
- Ông Hoàng đi có một mình, và ông cũng muốn ông Tân cùng đi. Hai người thì vui biết bao nhiêu…
- Trời ơi, sơ ơi là sơ, yêu đời vừa vừa thôi nhé.
- Chẳng những con yêu đời mà yêu luôn cả người.
Ông cố Tân tuy thời gian này cũng bớt lẩn thẩn, nhưng lắm khi ông hỏi lại cũng làm cho Loan khó trả lời:
- Nếu vậy thì con yêu người nào, mau nói đi ba làm lễ cưới cho con. Hô hô lại sắp có cháu bế rồi.
Nghe bố nuôi nói, Loan không nhịn được cười:
- Ba ơi là ba, con yêu người là yêu các em bé mồ côi, các người nghèo khó và những bệnh nhân bị aids.
Không biết ông cố Tân nghĩ gì, đột nhiên ông nói:
- Vậy thì không được rồi, bịnh chết.
Đùa giỡn với bố nuôi một lúc, Loan đi vào câu chuyện:
- Ngày mai ba dọn đồ vào ở trong nhà dưỡng lão với con, và với ông Hoàng nhé.

Thật là một niềm vui lớn đối với Loan vì ngày ngày được nhìn thấy bà nội và hai người bố của mình trong nhà dưỡng lão và được tự tay chăm sóc cho các ngài.
Nhưng trong đợt thâu nạp người vào nhà dưỡng lão lần này, cũng có một người trạc cỡ tuổi của Loan, chị ấy tên Liễu. Vẫn biết chị Liễu cũng chưa phải là già lắm để đủ tiêu chuẩn vào đây ở. Nhưng xét về hoàn cảnh chị ấy sống đơn độc, không có gia đình và con cái. Biết rõ ý tốt của chị là muốn được phục vụ không công cho các cụ, nên Loan bàn với chị Tổng và chấp thuận cho chị Liễu vào làm. Thoạt đầu mới nhìn chị ta, Loan thấy quen quen, dường như chị này đã có lần tới đây và muốn hỏi xin đứa bé về nuôi. Hỏi thăm thì chị ấy chỉ bảo đây mới là lần đầu chị ghé nhà dưỡng lão, nghe nói sao thì biết vậy, chứ thực sự ra thì Loan cũng có phần đa nghi về người đàn bà này. Thế rồi nhân lúc chị ấy vừa quét dọn xong, Loan liền lại gần chị Liễu và nói:
- Cám ơn chị nhiều nhé, cũng may có chị phụ giúp nên công việc ở đây trôi chảy nhanh chóng và tốt đẹp.
- Dạ Dì nói quá, con thấy tội nghiệp cho các cụ.
- Thế chị Liễu cho tôi hỏi thăm chút được không?
- Dạ.
- Gia đình bố mẹ chị hiện ở đâu? rồi chồng và các con chị nữa? Bận rộn quá nên chưa có dịp nói chuyện với chị.
Nét mặt buồn rầu Chị Liễu kể tiếp cho Loan nghe:
- Cha mẹ của con chỉ được mỗi mình con. Vì phải đi làm ăn xa, nên cha mẹ con đã gởi con vào nhà trẻ. Khi con đến tuổi trưởng thành và tuy con đã lớn nhưng cha mẹ vẫn để con ăn học ở đây. Sau đó con có quen một người thanh niên trước cũng từng ở đây với con. Quen nhau được một thời gian thì anh ấy hứa hẹn và rủ con trốn khỏi nhà trẻ. Và hai đứa sinh sống với nhau như vợ chồng. Rồi chuyện gì đến phải đến, con đã có thai. Mọi chuyện tưởng sẽ êm xuôi thì một ngày nọ trong khi đi làm, anh ấy không may bị tai nạn giao thông và không qua khỏi. Sau đó thì con sanh được một cháu trai, và lúc này cha mẹ con cũng biết chuyện này nên không chấp nhận và từ bỏ con. Phần con, vì sợ mình không có khả năng nuôi nó được, nên con đem bỏ nó ngoài đường, để mong thiên hạ ai có thương nó hoặc có điều kiện thì nhận nuôi nó dùm con.
- Thế sao hồi đó chị không đưa cháu vào gởi trong cô nhi viện?
- Dạ vì các Sơ ở nhà trẻ và bên cô nhi viện đều biết mặt con, và biết con đã bỏ trốn đi khỏi đó nên con không dám quay lại.
- Thế rồi sau này chị có biết được tin tức gì về đứa trẻ không?
- Dạ con có nghe mấy nhà ở đoạn đường mà con bỏ đứa trẻ nói, là con của con đã được một bà Sơ nhận về nuôi rồi.
 Nghe chị ta kể chuyện, Loan lấy làm lạ là sao mà ở trên đời nó có quá nhiều chuyện phức tạp như vậy, vẫn biết có nhiều sự trùng hợp nhưng vào trường hợp này nó xảy ra rất giống với thực tế mà Loan đang gặp phải. Loan cám ơn chị kia và trở về phòng nằm suy nghĩ. Loan nhận thấy thời buổi bây giờ gần như người ta sống buông thả nhiều hơn so với trước, những căn bản sống đã biến mất, thêm vào đó là những phát minh khoa học thay vì phục vụ con người tốt hơn, lại phá hỏng đi cái ý thức hệ của đời sống. Người ta lợi dụng nó để thâu tóm mọi thứ, để sản sinh ra một thế hệ băng hoại…nhìn các em bé chưa biết đọc, nhưng đã biết hết mọi thao tác trên ipad, trên điện thoại, cha mẹ có nói, có hỏi thì trả lời như trong phim ảnh bạo lực. Các em học sinh cấp hai, thậm chí có cả những em cấp một, len lén xem phim xấu trên mạng rồi rủ nhau tìm chỗ vắng thực hành thử. Nhiều bậc làm cha mẹ mua sắm những thứ đó, với ý nghĩ con mình sẽ được tiếp cận những thông tin cần thiết, được học hỏi nhiều điều hay mới lạ…nhưng thật là tội nghiệp cho họ, họ đâu biết rằng con mình đang muốn trở thành siêu nhân, đang sống ảo so với thực tế. Loan nghĩ nếu mà cứ đóng cửa lại và ở lì trong phòng thì cũng không được, nhưng nếu bước ra ngoài thì lại gặp toàn là những chuyện trái ngang nhức đầu. Một xã hội ô nhiễm kéo theo bao nhiêu cái trong đó ô nhiễm theo.
 Sáng chủ nhật, sau khi tan lễ Loan ghé vào nhà dưỡng lão thăm các cụ, luôn tiện chuẩn bị cho các cụ rước lễ như đã định. Và Loan cũng ghé qua cơ sở Lòng Chúa Thương Xót, để dạy thêm giáo lý cho một số em sắp được xưng tội. Bước chân vào trong cơ sở, Loan giật mình khi thấy một người da đen đang kể chuyện cho các em. Tiến lại gần Loan nhận ra anh bụt đen, hỏi thăm thì anh bụt đen cho biết là anh theo đội tuyển bóng đá qua Việt Nam đá giao hữu. Sang tới bên này, anh vội vàng hỏi thăm và tìm đến nơi Loan đang ở. Anh ta nói:
- Tìm đến nơi ở của Dì con mừng lắm, nhưng lúc đầu thì các sơ ở đây trông thấy con đen đủi thế này thì sợ lắm.
Loan cười:
- Thế các Dì ấy có bỏ chạy không?
Anh bụt đen nghe Loan hỏi vậy thì phì cười:
- Dạ không. Các Dì ấy cứ đứng nhìn con. Con cúi đầu chào và xin phép cho con được gặp Dì Loan.
- Các Dì ấy hỏi con làm sao mà biết được Dì Loan, và tại sao con lại nói được tiếng quốc ngữ rành vậy?
- Để các Dì ấy khỏi hồ nghi, con kể lại thời gian Dì Loan qua Kenya công tác có ở gần nhà con, và chính Dì Loan đã dạy con nói tiếng Việt. Một số các cháu bé ở đây chắc lần đầu trông thấy một người có màu da đen như con thì ngạc nhiên lắm, và sau đó thì chúng nó lân la tới gần và làm quen với con. Trong khi chờ đợi Dì về, con bèn kể chuyện thú rừng bên đó cho các cháu nghe và chúng nó rất thích.
Loan hỏi anh bụt đen:
- Thế anh bụt đen qua đây chơi lâu không?
- Dạ thưa Dì khoảng chừng mươi bữa.
- Lúc nào rãnh ghé qua đây nói chuyện với Dì cho vui nhé.
Chợt thấy bàn tay trái của anh bụt đen mất một ngón tay, Loan hơi dò xét:
- Ủa bàn tay trái của anh sao Dì thấy mất một ngón vậy?
- À chuyện nó như thế này: một hôm con chăm sóc tắm rửa cho một người thanh niên bị aids, hai người nói chuyện qua lại một lúc thì anh ta nổi cáu và cắn vào ngón tay của con, con không biết phải xử trí cách nào vì trời cũng đã tối và các y bác sỹ cũng đã nghỉ. Con biết nếu mà không nhanh chóng giải quyết kịp thời thì rất dễ bị lây bệnh, bí thế con chạy vội xuống bếp tìm lấy con dao và chặt đứt ngón tay vừa bị cắn, và sau đó con xé tay áo ra băng lại và chạy vội tới trạm y tế sát trùng và băng bó lại.
- Thật là tội nghiệp cho anh bụt đen quá, nhưng cũng may là nếu anh không làm thế thì không khéo hôm nay anh cũng bị bệnh rồi. À sau khi Dì về, bên đó có gì thay đổi không?
- Dạ số các bệnh nhân hồi Dì còn ở bển chết gần hết rồi. Và các cháu bé thường khóc mỗi khi nhắc đến tên Dì. Khi chúng nó biết con sắp qua Việt Nam, nhiều đứa đòi đi theo, nhiều đứa bắt con mang quà qua cho Dì, nhưng con đều tìm cách từ chối. Và ngày đi con phải trốn không cho chúng nó biết.
- Nghe anh bụt đen nói Dì thấy thương các em quá, hôm nào anh bụt đen trở về, nhớ cho Dì gởi ít quà cho các em nhé.
- Vậy Dì có định khi nào sẽ qua bên đấy nữa không?
Anh bụt đen hỏi câu này Loan thấy rất khó trả lời, vì chuyện đi ở là do bề trên xếp đặt, Loan đâu có quyền quyết định:
- À Việc này còn tùy, Dì chưa thể biết được.
Trong chuyến về Việt Nam lần này, Đức Cha Hồng Ân đã có dự tính sẽ mở dạy thêm các khóa huấn luyện về Lòng Thương Xót Chúa, và những ai có thiện chí muốn hy sinh đời mình, để trở thành sứ giả của Lòng Thương Xót Chúa đều được Đức Cha đón nhận, và sau khi kết thúc khóa học họ sẽ được cử sang phục vụ ở các nước nghèo, giúp đỡ các lương dân về cả hai mặt vật chất và tinh thần. Điều làm Đức Cha vui mừng hơn cả là đa phần các chị em ở nhà cơ nhỡ đều đăng ký tham gia, họ đã trải qua nhiều bất hạnh trong cuộc sống, nên sự chia sẻ của họ rất là giá trị. Đứng trước sự nhiệt thành của các chị em, vui thì có vui nhưng ngược lại Ngài cũng thấy ưu tư, vì đa số các chị em tuổi đời cũng chưa đến nổi phải chịu cảnh ế ẩm hẩm hiu, Ngài ra sức khuyên nhủ họ, nhưng cuối cùng thì họ vẫn dứt khoát và cũng muốn tìm quên mọi chuyện buồn qua công việc nghĩa tình này.
Sau giờ học, Đức Cha ghé qua nhà dòng gặp mẹ Loan. Tưởng đâu chỉ có mình là người duy nhất phải chịu đau khổ và vất vả trong việc tìm kiếm cha mẹ ruột. Bỗng dưng hôm nay Loan hơi bất ngờ khi thấy Đức Cha cũng đề cập tới chuyện này. Ngài cũng có nhiều ưu tư về thân phận của mình:
- Mẹ Loan xem, đứng ở địa vị của con thì chắc không ai còn có thể ước ao điều gì nữa, vì khi cất nhắc con lên ắt hẳn Thiên Chúa đã tuôn đổ rất nhiều ơn cao quí rồi. Nhưng con nghĩ rằng sông còn có cội, nước cũng có nguồn, huống gì con là một con người. Con cũng có mẹ cha sinh ra chứ đâu phải nhưng không mà có. Con thấy việc mẹ Loan tìm lại được cha mẹ ruột, là một chuyện con nghĩ rằng có mơ cũng không thấy. Vậy theo mẹ Loan thì mẹ Loan thấy việc của con bây giờ phải làm sao?
- Ái chà, cái vụ này cũng khó đây. Vì riêng mẹ Loan thì ông bà cố và anh em còn nhận ra dấu vết…Loan đưa tay chỉ vào cái bớt đỏ…rồi căn cứ vào đó mà mọi người tìm kiếm dễ dàng hơn. Còn Đức Cha thì hơi căng đấy. Thôi được để mẹ Loan bàn với Cha Bình, không khéo vụ này lại phải nhờ tới Cậu ấy thôi.
Loan nghĩ cuộc sống này cứ như một trò đùa, hợp rồi tan tan rồi hợp. Tại sao cứ phải xảy ra cớ sự như vậy!
Sau thánh lễ ban chiều, cha Bình vừa mở cửa phòng thì nghe có tiếng chuông điện thoại. Không biết là chị Loan gọi mình có việc gì không mà máy đã báo có ba cuộc gọi. Nhấc máy lên cha nghe tiếng chị:
- Cậu Bình đi đâu vắng mà nãy giờ chị gọi không được?
- Chào chị, à em vừa phải dâng Thánh Lễ. Thế chị gọi em có việc gì không?
- Việc này nó cũng giống như việc của chị vậy.
Cha Bình chưa hiểu ý Loan:
- Chị nói vậy nghĩa là sao?
- Đức Cha Hồng Ân có nhờ chị giúp cho việc tìm kiếm cha mẹ của Ngài.
- Nhưng mình phải bắt đầu từ đâu bây giờ, vì trường hợp của chị nó dễ hơn nhiều. Việc này em nghĩ là đầu tiên mình sẽ đăng báo tìm người thân, kể rõ lại mọi chuyện từ lúc xảy ra cho đến nay. Việc tiếp theo em sẽ nhờ các bạn bên nghành y lục tìm các mẫu ADN được lưu trữ, coi xem có mẫu nào trùng khớp với mẫu của Đức Cha, và sau cùng thì cũng sàng lọc đối tượng nghi ngờ như đã làm với chị vậy.
- Ừ nhỉ, cậu không nhắc tới thì chị quên mất, ngày mai chị sẽ tìm gặp Đức Cha và xin lấy mẫu xét nghiệm, kẻo không Ngài lại đi công tác ở xa, và việc này chắc là phải làm phiền tới mấy người bạn bác sĩ của cậu, được chứ?
Sau khi đã gặp Đức Cha, và xin Ngài một số mẫu để làm xét nghiệm, thì còn một việc mà theo như ý kiến của Cha Bình là tìm đối tượng nghi vấn, việc này Loan thấy nó rất khó còn hơn là mò kim đáy bể vậy.

Ngày càng nhiều chị em duyên phận lỡ làng xin được vào ở trong nhà cơ nhỡ. Thương người là việc phải làm nhưng qua đó nó báo động cho ta thấy bây giờ hầu như con người chỉ thích sống hưởng thụ mà không cần biết rồi đây đời mình sẽ ra sao…Yêu nhau ngày hôm nay để rồi ngày mai lại chia tay đối với nhiều người thì cho đó là chuyện bình thường, lo gì đã có người khác thế vào chỗ trống ấy ngay. Vẫn biết lập gia đình, việc cưới xin là chuyện quan trọng của một đời người, nhưng sao người ta xem nó giống như một món hàng cho việc trao đổi mặc cả, thậm chí nhiều người còn xem nó như là một món đồ chơi dùng để giải trí. Thanh niên thiếu nữ bây giờ thích yêu cuồng sống vội mà không nghĩ tới những hậu quả tai hại xảy đến cho mình, họ không thích bị ràng buộc bởi tờ giấy đăng ký kết hôn. Nhận các chị em vào đây thì dễ nhưng cũng có nhiều chuyện phức tạp rất khó để giải quyết.
- Dì Loan ơi, tối qua có vài người thanh niên vào đây tụ tập ăn nhậu rồi tranh giành tình cảm với nhau, náo loạn cả đêm làm nhiều người không ngủ được.
Thì ra tuy đã bụng mang dạ chửa, nhưng những anh chàng thanh niên kia vẫn muốn theo lối cũ ta về, cố tìm vào đây để gặp lại bạn tình của mình. Gọi chính quyền hỗ trợ, ngăn cản không cho những chàng trai ấy vào đây thì rất dễ, nhưng còn những chị em lỡ bước chẳng may họ biết được người bạn tình của mình bị bắt bớ, xua đuổi, họ sẽ bực tức và sẳn sàng phá bỏ đi giọt máu trong bụng mình để tiếp tục rong chơi trên đường tình ái, như vậy không lẽ Loan và các Sơ lại tiếp tay cho họ trong việc giết bỏ các thai nhi vô tội à.
Sau khi nghe Loan trình bày sự việc, chị Tổng nói:
- Các chị hãy nhẹ nhàng khuyên bảo các chị em cơ nhỡ, vì chỉ có họ mới thuyết phục được các chàng trai ấy mà thôi.
Lo cho các chị em cơ nhỡ nơi ăn chốn ở không cũng đã thấy mệt rồi, nay lại phải tìm thêm việc cho các chị em ấy làm. Người xưa thường nói: nhàn cư vi bất thiện thật chẳng sai chút nào cả, không việc làm họ tụm năm tụm ba hết nói hành người này lại quay qua nói xấu người khác, và thế là cãi cọ với nhau. Nhiều chị em lại lang thang ra ngoài cặp bồ cặp bịch…Thật khổ hết chỗ nói.
Một hôm thấy anh Tâm chở về mấy bao tải, Loan ra hỏi xem thì anh Tâm nói:
- Anh nghe nói ở nhà cơ nhỡ kia, các chị em đi nhận kẹo mút về quấn, thấy các chị em ở đấy ai cũng đều có việc làm, và nghe đâu thu nhập cũng tạm đủ sống, hay là Dì Loan tới đấy xem sao? Anh có lấy thử vài bao kẹo chưa quấn đây.
Theo sự chỉ dẫn của anh mình, Loan tìm đến cơ sở sản xuất kẹo mút để liên hệ.
- Chào chú, tôi phụ trách nhà cơ nhỡ cho nhà dòng Mến Thánh Giá, tôi nghe nói cơ sở sản xuất kẹo mút đang cần người quấn kẹo.
- Dạ vâng. Thế khi nào thì Dì bắt đầu làm?
- Cám ơn chú, tôi muốn qua tham quan trước. Nếu không có gì trở ngại tôi sẽ nhờ chú giúp sau.
Bước vào trong Loan thấy những bao tải bên ngoài trông rất dơ bẩn, hơi tò mò, Loan hỏi mấy anh công nhân ở đấy:
- Những bao tải này đựng gì vậy mấy chú?
- Dạ thưa Dì, đây là những bao đường phế phẩm của công ty bánh kẹo thải ra, chủ cơ sở mua về để tái chế.
Loan quan sát kỹ hơn thì thấy có một điều rất là kỳ lạ, thường thì những con kiến rất hảo ngọt, nhưng sao ở những bao đường này lại chả có một chú kiến nào bén mảng vậy cà? Loan suy nghĩ hay lại là những bao đường có pha trộn thêm các chất phụ gia?
Bước thêm vài bước nữa, Loan thấy một số chị em đang ngồi quấn kẹo, họ làm việc mà không mang găng tay để giữ vệ sinh, kẹo thì nằm lăn lóc khắp trên nền nhà. Mồ hôi, bụi và tay chân bẩn thì làm sao những cục kẹo kia thơm ngon và hợp vệ sinh được. Chỉ cần bấy nhiêu thôi là đủ cho Loan thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là không đạt rồi.
Hôm sau Tâm gặp Loan để biết kết quả về công việc này.
- Sao rồi Dì Loan, Dì thấy có nên lấy về cho các chị em cơ nhỡ quấn không?
- Chắc có lẽ kiếm việc khác thôi, vì em thấy nó hơi bẩn. Nếu mà đưa loại kẹo này ra thị trường, trước mắt là chỉ khổ cho các cháu bé thôi, cứ thấy kẹo là cho vào mồm mút chứ chúng nó nào có biết gì đâu. Và theo em nghĩ thì việc này không tốt, tuy nó vừa giúp người ta có việc làm nhưng cũng hại nhiều người vì ăn phải kẹo bẩn.
- Dì nghĩ vậy anh thấy cũng đúng, nhưng mà mình không làm họ thuê người khác làm cũng thế thôi.
- Khó nghĩ lắm anh Tâm ơi, nhưng em thấy một thực tế nó gần giống với câu nói ‘điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác’, và ở đây thì phải nói rõ là, nếu mình không dám ăn thì đừng bán cho người khác ăn.
- Nếu vậy bây giờ ra đường Dì Loan chỉ có nhịn đói.
- Không em vẫn ăn chứ, nhưng em ăn những thứ được bảo quản kín trong hộp. Kỳ nọ em đi khám bịnh, trong khi chờ kết quả em thấy hai vợ chồng kia, có lẽ họ cũng đang chờ kết quả khám bịnh như em, họ ngồi dưới gốc cây ven đường và em thấy bà vợ lôi trong túi xách ra một hộp sữa nhỏ, còn người chồng thì ghé vào lò bánh mỳ gần đó mua lấy vài ổ, rồi anh ta cũng ghé qua tiệm nước kế bên mua mấy chai nước tinh khiết. Thấy em đi tới họ nhìn em cười và mời:
- Mời chị ăn trưa với chúng tôi.
Em cám ơn họ và nói thêm:
- Trông ông bà ăn như thế này thì làm sao mà đủ sức khỏe và no được. Sao không ghé tiệm phở kia dùng một tô cho nóng sốt?
Bà vợ nhìn em và nói:
- Bây giờ họ chế biến thức ăn toàn hóa chất và phụ gia không được xử dụng, nên tuy nhìn thấy món ăn nó bắt mắt, nhưng tôi nói thiệt với chị, ăn vào chẳng những không đảm bảo về sức khỏe mà còn phải mang lấy nhiều thứ bịnh.
Loan nói với Tâm:
- Đấy anh thấy chưa, không phải là họ không có tiền để ăn tô phở, nhưng cái mà họ sợ là bánh phở ngày nay họ pha trộn nhiều phóc-môn, thịt bò thì được phù phép từ thịt heo…À anh có nhớ khi mẹ còn sống, mẹ vẫn mua đồ về nấu phở cho anh em mình ăn không, và mẹ chỉ mua bánh phở ở những nơi tin cậy, em nói sao mẹ kỹ thế, mẹ bảo với em là các con không biết đâu, bây giờ họ cho cái chất gì mà nếu chẳng may bán buôn ế ẩm thì mấy ngày sau bánh phở không bị iu thôi vẫn bán được. Và đó cũng là lý do mà em cũng bắt chước họ ăn như thế, vừa đỡ tốn tiền vừa đỡ lo sợ.

Trên đường về, Loan ghé nhà dưỡng lão thăm bà nội, và hai ông bố đoạn trở về nhà dòng. Vừa bước chân vào phòng thì đã nghe báo có người cần gặp và đang chờ ở phòng khách. Uống vội hớp nước Loan đi xuống ngay, cứ tưởng ai hóa ra là chị Phượng vợ của anh Tâm. Loan mời chị ngồi và hỏi:
- Em chào chị, chị vẫn khỏe chứ? chẳng hay chị tìm em có việc gì không?
Nét mặt hơi buồn Phượng nói:
- Anh Tâm bị bắt rồi.
Loan nghe thấy hoảng hốt:
- Anh ấy làm gì mà bị bắt? có phải anh ấy đụng vào người ta không?
- Không phải, tối qua có người thuê anh Tâm chở mấy khối gỗ. Họ nói là cứ yên chí vì đã mua đường rồi, không lo bị bắt. Lúc đầu anh từ chối nhưng khi nghe họ nói vậy anh liền đồng ý. Và khi bị phát hiện thì người chủ của số gỗ trên đã bỏ trốn, để mặc anh Tâm một mình đối diện với luật pháp. Bên phía công an thì họ nói phải chờ người chủ của số gỗ này ra đầu thú mới xem xét sự việc. Bây giờ chị không biết tính sao?
- Thôi họ đã nói như thế thì mình cứ chờ xem họ giải quyết thế nào. Nhưng anh Tâm có biết chút ít gì về thân thế của người chủ gỗ đó không?
- Chị có hỏi thì anh ấy nói là có biết sơ qua, và anh đã khai báo.
Và Loan kể cho chị Phượng nghe:
- Lúc này tình hình buôn lậu gỗ cũng rất gay cấn. Đã có không ít trường hợp lâm tặc khi bị phát hiện tấn công luôn cả những người bảo vệ rừng, nhưng cũng có trường hợp kiểm lâm ăn tiền hối lộ, và làm ngơ cho bọn người này chặt phá rừng. Hạn hán ngày càng xảy ra nghiêm trọng là do rừng bị đốn cạn kiệt, ai trong chúng ta mà không biết rằng, chính những cánh rừng bạt ngàn đã giữ lại một nguồn nước ngầm khổng lồ giúp cho khí hậu mát mẻ, đất đai không bị khô cằn, và điểm đáng nói nhất là khả năng hạn chế được lũ lụt của rừng đầu nguồn. Chỉ sau khi đất nước thống nhất chừng dăm năm, tôi có người kể lại với em dịp họ trở lại thăm quê. Than ôi! Họ bảo quê tôi trước kia rất đẹp với những dãy núi cao hùng vỹ và trập trùng với một màu xanh mướt ngút ngàn, nay chỉ còn trơ ra những tảng đá nằm chênh vênh nứt nẻ bên triền núi. Chuyện này phải xảy ra cũng là đúng thôi, khi bên chính quyền vì chính sách di dân, họ lập ra những nông trường và những vùng kinh tế mới…Chính những dự án trên đã vô tình tạo ra kẽ hở cho người dân tự do khai thác rừng làm rẫy và lấy gỗ làm nhà. Rồi sau đó họ trồng các loại cây kỹ nghệ và xử dụng nhiều loại phân bón hóa chất, khiến cho đất đai ngày càng ô nhiễm và phải bỏ hoang vì không thể sản xuất hay canh tác được nữa. Và thế là hầu như mọi thứ tai ương cứ đến hẹn lại tàn phá, con người lại lo đi đắp đê ngăn lũ, ngăn mặn…Thật buồn cười cho việc vừa đốt nhà vừa lo chữa cháy. Chuyện ốm đau bệnh tật xảy đến là điều tất nhiên, vì do con người đã phá nát đi cái lá phổi xanh của mình, đừng đổ lỗi cho ông trời.
Loan nói với chị Phượng:
- Dù sao thì anh Tâm cũng đã phạm pháp, đã tiếp tay vận chuyển hàng cấm sai quy định. Nhưng theo em chị cũng không nên quá lo lắng, khi nào công an họ bắt được chủ gỗ, và căn cứ vào những lời khai báo thành thật, em nghĩ rằng anh ấy sẽ được khoan hồng thôi.
Để chị phượng và cháu bé bớt buồn, Loan cũng thường ghé qua chốc lát nói chuyện phiếm với hai mẹ con chị ấy. Như mọi lần Loan hơi bất ngờ vì hôm nay lại có bóng dáng một người đàn ông trong nhà. Thấy Loan, Chị Phượng chạy ra:
- Ô mừng quá, anh ấy mới được thả về chưa kịp báo với dì Loan.
- Em chúc mừng anh đã được về. nhưng từ rày trở đi chừa nghe không, làm tội em út cứ phải quỳ đau cả đầu gối vì cầu nguyện cho ông anh đây.
- Ai thấy tiền mà không ham hả dì Loan! Họ trưng ra giấy phép có chữ ký và mộc đỏ hẳn hoi thì việc mình vận chuyển anh nghĩ là hợp pháp rồi.
- Nhưng em xin nói thật với anh, chuyện gì mà chính quyền đã cấm thì anh chớ có đụng tay vào, bây giờ người ta làm giấy tờ giả rất tinh vi và dễ dàng, dễ còn hơn là anh húp cháo.

Mấy ngày hôm nay cá nuôi trong ao bỗng dưng nổi lên trên mặt nước và có vẻ lờ đờ, thỉnh thoảng có vài con bị chết. Lo sợ nguồn thức ăn cho cá bị nhiễm thuốc kháng sinh, Loan phải nhờ cậy đến các bác sĩ thú y. Qua khảo sát các bác sĩ cho biết do mật độ nuôi cao, lượng thức ăn dư thừa kết hợp với chất thải từ cá vào nguồn nước làm cho môi trường nước gia tăng chất hữu cơ, dẫn tới hiện tượng phù dưỡng làm phát triển tảo tranh giành oxy với cá. Ngoài ra, mực nước thấp và dòng chảy yếu cũng tạo nên hiện tượng thiếu oxy cục bộ. Thật là may mắn vì tình trạng này tương đối dễ khắc phục, và Loan phải nhờ anh Tâm đứng ra tìm người nạo vét và vệ sinh lại các ao nuôi cá, do được khắc phục hậu quả nhanh chóng nên cũng ít bị thiệt hại.
Một ngày nọ, Loan đang đứng xem chị Liễu cho cá ăn thì Đức Cha Hồng Ân đến:
- Hôm qua mẹ Loan tìm con có việc gì không?
- À thì mẹ Loan cũng muốn trước khi Đức Cha đi mục vụ bên châu Phi, và để tạo điều kiện cho việc tìm mẹ ruột của Đức Cha được dễ dàng, mẹ Loan muốn hỏi xin Đức Cha để lại ít mẫu để về xét nghiệm, và các bác sĩ bạn của cha Bình tiến hành sẽ gặp thuận lợi hơn.
Bên kia chị Liễu trông thấy Đức Cha thì quên luôn cả việc cho cá ăn, chị cứ đứng nhìn Đức Cha không chớp mắt. Đến khi Loan gọi nhắc nhở thì chị ấy giật mình làm rơi cả xô đựng thức ăn xuống ao. Nhìn thấy sự việc xảy ra như vậy, Loan thầm nghĩ: quái lạ, sao chị Liễu lại thẩn thờ khi nhìn Đức Cha? Hay là…à mình nhớ ra rồi, khi Đức Cha còn bé cũng có một chị tới và có ý định xin nhận về làm con nuôi, nhưng rồi không thấy chị ấy quay lại. Và những lần sau thì không biết có phải là chị ấy hay ai khác, không vào hẳn trong này mà cứ đứng ngoài cổng nhìn, được một lúc thì quay lưng bỏ đi. Biết đâu chừng người phụ nữ ấy là chị Liễu vì lần gặp gỡ gần đây nhất mình trông chị ấy có nét quen quen. Chị ta có quan hệ gì với đứa bé? Không lẽ chị ấy là mẹ của đứa bé, mẹ của Đức Cha bây giờ?
Loan đang mãi với những suy nghĩ của mình, Đức Cha Hồng Ân lên tiếng:
- Hết chị cho cá ăn mơ mộng, giờ lại tới mẹ Loan mộng mơ. Con thấy cá nhà dòng nuôi rất mau lớn, thịt ngon. Hôm thứ sáu tuần rồi, con ghé Tòa Giám Mục thấy các Thầy dọn lên rất nhiều món cá, ăn ngon quá đang tính hỏi xem mua ở đâu thì con nghe các Thầy nói chuyện với nhau: cá các bà Sơ Mến Thánh Giá ngon quá! Vậy là cuối cùng thì con biết cá này do mẹ Loan cùng các chị em trong dòng tăng gia sản xuất. Giá mà mang đi qua bên kia cho mấy người nghèo được thì hay biết mấy.
- Nếu Đức Cha thích thì để mai mốt mẹ Loan làm cho ít khô cá mang cho họ.
- Cám ơn mẹ Loan nhiều. Vậy là chuyến này ‘Cá Khô Mến Thánh Giá’ vượt biên ra tới Phi Châu, hì hì.
Sau khi Đức Cha ra về, Loan hỏi chị Liễu:
- Thấy chị Liễu cứ nhìn chằm chằm Đức Cha, Chị có quen biết với Ngài  không?
Chị Liễu chưa kịp trả lời thì bỗng có người gọi điện thoại cho Loan.

Cuộc tìm kiếm thân sinh của Đức Cha đã bắt đầu. Cha Bình đã lên tòa soạn các báo trong nước đăng ký thông báo tìm người thân, nhưng rồi uổng công chờ đợi cả tháng trời mà không thấy các tòa soạn báo kết quả. Cha Bình chợt nghĩ…hay là người thân của Đức Cha đã đi định cư ở nước ngoài hết rồi? Không thất vọng cha bèn nhờ bạn bè, các cha bạn ở bên đó đăng tin giúp…cuối cùng thì mọi hy vọng đã bị dập tắt vì không có lấy một chút tin tức nào báo về cả.
Kể cũng tội nghiệp cho các bác sĩ bạn của cha Bình, sau khi đã lấy mẫu và xét nghiệm huyết thống xong, họ phải chạy hết trung tâm lưu trữ này đến trung tâm lưu trữ khác để đối chiếu so sánh, nhưng vẫn chưa có kết quả, cũng có thể thân nhân của Đức Cha không ai gởi vật mẫu lưu nên rất khó để tìm ra.
Phần Loan thì đối tượng mà Loan nghi ngờ nhiều nhất là chị Liễu, chị ấy có những hành tung khó hiểu làm cho Loan phải suy nghĩ. Tuổi đời của chị ấy có thể ngang bằng với tuổi làm mẹ của Đức Cha. Và tại sao chị ấy lại xin vào làm không lương ở nhà dưỡng lão, trong khi nếu ở ngoài đời chị ấy vẫn còn có thể làm ra tiền được? hay là chị ấy có ý đồ muốn vào đây để được gần gũi với Đức Cha. Nếu chị ấy là mẹ ruột của Đức Cha thì mỗi lần nhìn thấy con mình chắc hẳn chị ấy sẽ rất đau khổ nhưng không nói được thành lời. Và nếu bây giờ Loan đặt vấn đề xin vật mẫu để làm xét nghiệm ADN, không khéo chị ấy sợ bị lộ diện thân phận, sợ những việc làm xấu xa trước đây của mình bị phơi bày…chị ấy sẽ tự ái sẽ mặc cảm mà tránh đi thì mọi chuyện sẽ lại rối tung lên. Suy nghĩ là vậy, nhưng Loan muốn mọi chuyện sẽ diễn ra một cách khéo léo êm thấm, tránh làm kinh động đến sinh hoạt của mọi người.
Và một sự may mắn tình cờ xảy đến giúp Loan bớt căng thẳng đi rất nhiều. Chị Liễu bỗng dưng bị lên cơn sốt, đi khám bệnh và lấy thuốc về uống nhưng cũng không dứt được cơn sốt. Bác sĩ buộc phải lấy máu của chị ấy để tìm hiểu nguyên do. Lợi dụng cơ hội này, Loan ngỏ ý với cha Bình và các bác sĩ bạn của cha Bình, trích ra ít máu của chị ấy để làm xét nghiệm. nhưng trước khi Loan đề nghị chuyện này thì cha Bình cũng như các bác sĩ muốn biết rõ hơn về ý kiến của Loan. Loan cũng trình bày các sự việc đã diễn tiến rất lâu rồi, từ lúc Đức Cha còn bé cho tới nay, và các thái độ của chị Liễu đã làm cho Loan suy nghĩ và có quyết định này. Cha Bình nói:
- Thấy Đức Cha nhờ thì làm chứ ba cái vụ này mệt mỏi nhức đầu lắm. Nguyên cái việc của chị Loan em sút mấy kí lô đó. Đời sao mà nhiều chuyện tréo ngoe ghê.
Thế rồi kết quả xét nghiệm ADN của chị Liễu cũng đã có kết quả, và cái kết quả này nó làm cho mọi sững sờ không ít. Những gì cần tìm lại ở ngay bên mà sao mọi người quá vất vả phải chạy đôn chạy đáo tận mãi đâu. Bao nhiêu cực khổ đã được đền đáp, nhưng còn có một cái khó là làm sao chị Liễu có đủ can đảm để nói ra sự thật cũng như nhận Đức Cha là con của mình.
Cha Bình hỏi Loan:
- Việc này bây giờ chị tính sao? Em thấy cũng khó nói ghê.
- À chị đang tính cứ để vậy, hôm nào Đức Cha về mình sẽ tin cho Ngài biết, chị hy vọng Ngài sẽ có cách giải quyết mà. Lúc này Ngài cũng đang bận rộn sợ khi nghe được tin này sẽ ảnh hưởng tới công việc bên đó.
Như mỗi buổi sáng, chị Liễu ra ngoài ao cho cá ăn. Loan cũng giả vờ tới đó để xem.
- Hôm nay Dì rãnh hay sao mà ghé đây sớm vậy?
- À tôi đang tìm hiểu và nghiên cứu ao hồ để nuôi thêm các loài cá khác.
- Gần đây con thấy thị trường họ chuộng cá bông lau vì thịt thơm ngon và béo. Các nhà hàng tranh nhau tìm mua để nấu lẫu cho khách, không biết Dì đã ăn chưa, lúc trước con có ăn lẫu cá này rồi, ngon đáo để.
- Cám ơn chị nhé. Nhưng cá này có dễ nuôi không?
- Rất dễ Dì ạ, nó lại tạp ăn nên chóng lớn lắm và nó cũng ít bị bệnh như các loại cá khác.
Chuyện trò với chị Liễu một lúc Loan bèn nói với chị ấy:
- Thôi có lẽ cá ăn no rồi, bây giờ chị nghỉ tay mình nói chuyện chơi.
Thấy hôm nay Dì Loan vui vẻ, chị Liễu cũng cảm thấy vui lây. Mở tủ lạnh lấy hai chai nước, chị Liễu mời Loan uống. Loan bắt đầu kể cho chị ấy nghe về cuộc đời của mình. Được một lúc chị Liễu nói với Loan:
- Trước giờ con đâu có nghe Dì nói. Theo như Dì vừa kể thì con thấy cuộc đời của Dì cũng bi đát lắm, con cứ tưởng chỉ mình con  bị thôi. Dì cũng đã bị thất lạc cha mẹ nhưng Dì vẫn còn may mắn là sau đó tìm lại được các ngài.
Loan quay sang hỏi chị Liễu:
- Có khi nào chị mơ ước là sẽ tìm thấy lại đứa con mà mình đã bỏ rơi năm nào không?
Ánh mắt chị Liễu sáng lên tia hy vọng:
- Nếu tìm lại được, thì con nghĩ đó cũng là dịp để con chuộc lại những lỗi lầm, vì đã cam tâm vất bỏ con mình. Tội nghiệp cho nó quá.
Rất khó để nói những lời này, nhưng Loan thấy chị Liễu đã cởi mở hơn trước. Loan bèn nói:
- Nếu tôi không lầm thì hình như trước kia chị có lần ghé vào đây, xin nhận cháu bé về làm con nuôi, tôi thấy chị len lén ôm hôn đứa bé.
Chị Liễu bắt đầu khóc:
- Dì tha lỗi cho con. Tình thương máu mủ ruột thịt đã báo cho con rằng: đứa bé này chính là đứa con mà con đã vất bỏ bên vệ đường. Nhưng Dì ơi, làm sao mà con dám nhận cháu về nuôi khi gia đình con đe dọa sẽ từ bỏ con nếu con mang đứa bé ấy về ngôi nhà này. Rồi không biết làm sao ba mẹ con biết được chuyện con tới nhà dòng thăm đứa bé, và ra sức ngăn cản con cũng như đánh đập con
Đưa tay quệt nước mắt chị Liễu nói tiếp:
- Dì Loan ạ, khi những chuyện này xảy ra, thú thật với Dì con chỉ muốn đi tìm cái chết. Con quá đau khổ nhưng nào ai biết được…cứ mỗi đêm về, khi bầu sữa căng lên làm con đau nhức thế mà con lại không thể cho con của con được bú mớm những giòng sữa yêu thương này, thật tội nghiệp cho cháu, Dì đâu có làm mẹ mà hiểu được nỗi lòng của con.
Loan nghe chị Liễu nói cũng cảm thấy mắt mình cay xè:
- Vậy sao lúc ấy chị không nói rõ sự việc, có thể nhà dòng sẽ gặp cha mẹ và người thân của chị để nói chuyện thì tôi nghĩ sự việc sẽ khác hơn. Tôi thương chị và thấu cảm nỗi đau mà chị đã chịu đựng mấy chục năm ròng.
Loan hỏi lại chị Liễu:
- Nếu chị muốn, nhà dòng sẽ giúp chị tìm lại cháu bé, chị thấy sao?
- Con cám ơn Dì và nhà dòng. Con chỉ sợ là cháu bé đã cho người khác rồi thì biết làm sao mà tìm lại được.
- Thôi được rồi, tôi đã biết rõ ý định của chị và tôi sẽ báo với nhà dòng việc này. Trong khi chờ đợi chị hãy vui lên mà sống nhé và nhớ là cầu nguyện thật nhiều với Lòng Thương Xót Chúa nghe, tôi nghĩ là những giọt nước mắt chân thành của chị sẽ đụng chạm đến tình yêu của Thiên Chúa. Và Ngài sẽ ban cho chị được toại nguyện.
- Vâng, xin Dì cũng thêm lời cầu nguyện cho con với.
Nói với chị Liễu là nói vậy nhưng Loan thấy cũng tội nghiệp cho chị ấy. Mọi người đã biết con của chị là ai rồi, mà phải để cho chị ấy sống mãi trong phiền não kéo dài kể cũng thật nhẫn tâm. Loan cũng đã trải qua những tháng ngày như thế nên Loan quá biết rõ những canh cánh trong lòng chị Liễu. Nhưng dù sao cũng phải để cho Đức Cha an tâm với công việc mục vụ đã.

Trước chuyến đi lần này Loan có hỏi Đức Cha, thì nghe Ngài nói chắc là phải mất vài tháng nữa may ra mới về được. Vài tháng tuy nghe qua thì rất dài nhưng rồi nó cũng trôi đi nhanh chóng. Do bận rộn công việc nên Loan cũng chẳng để ý đến thời gian. Đùng một cái Loan bị bất ngờ với sự xuất hiện của Đức Cha Hồng Ân:
- Con chào mẹ Loan, lúc nào con cũng cầu xin cho mẹ khỏe để làm thật nhiều ‘cá khô Mến Thánh Giá’ cho người da đen.
- Chuyến này vị Giám mục của mẹ Loan về âm thầm quá nhỉ.
- Thấy mẹ Loan bận con cũng không muốn làm phiền.
- Mẹ con mà sao cứ phải nghĩ tới chuyện làm phiền.
Đức Cha nói với Loan:
- Con nghĩ rằng chuyến này về sẽ có tin vui đúng không mẹ Loan?
- Thì cứ cho là như vậy đi. Thôi Đức Cha của mẹ cứ về nghỉ cho khỏe đã, mai mốt gặp lại nói chuyện nhiều hơn.

Dường như linh tính mách bảo điều gì đó khiến cho Đức Cha nằm thao thức trằn trọc suốt cả đêm, cố gắng xua đuổi mọi thứ trong đầu nhưng Đức Cha cũng không tài nào ngủ được. Không biết việc tìm ra cha mẹ ruột đã có kết quả chưa? Sao lần về này bỗng dưng Đức Cha thấy mình hồi hộp làm sao ấy? Cha mẹ mình là ai, hiện đang ở nơi nào…?
 Sau khi ăn sáng xong, Đức Cha điện thoại cho mẹ Loan:
- Alo mẹ Loan đã rãnh chưa? Con có thể sang nói chuyện được không?
- Rãnh thì không lúc nào mẹ Loan rãnh cả, nhưng được rồi mời Đức Cha qua đây mình nói chuyện.
Qua đến nơi, Loan nhìn Đức Cha cười rồi nói:
- Nhìn mặt đồ đệ của Ông Giê-Su thế này thì biết là đêm qua không ngủ được phải không?
- Ôi chao mẹ Loan của tôi đã làm thầy bói hồi nào vậy nhỉ?
- Chuyến này Đức Cha về nghỉ được bao lâu?
- Dạ được chừng mươi bữa. Thế mẹ Loan hỏi vậy với mục đích gì?
- À để chuẩn bị, để ăn mừng, để có thời gian bên nhau…
Đức Cha thấy mẹ Loan nói mà chẳng hiểu điều gì cả. Tại sao mẹ Loan lại nhắc tới chuẩn bị, ăn mừng…nghĩa là thế nào? Chuyện mà Ngài chờ đợi trong lúc này là muốn biết được kết quả trong việc tìm kiếm cha mẹ của Ngài đã đi tới đâu. Dù đầu óc Ngài luôn phải suy tính tới trăm công nghìn việc, nhưng lúc nào trong lòng Ngài cũng canh cánh với việc này. Đức Cha biết bên cạnh Ngài lúc này có hàng trăm hàng ngàn người yêu mến Ngài, nhưng sao Ngài vẫn thấy thiếu thốn một chút tình thiêng liêng nào đó, mà nếu có nó Ngài sẽ cảm nhận được một nguồn yêu thương mà không một lời nào giải thích được. Việc Ngài nôn nóng và muốn tìm cho ra cha mẹ của mình cũng là điều dễ hiểu, vì Ngài muốn được sống trong bầu khí yêu thương của cha của mẹ và của những người cùng chung một giòng máu với Ngài. Ngài cũng ao ước rồi sẽ có một ngày, cha mẹ Ngài mỉm cười và nói với Ngài những lời như Chúa Giê-su đã nói với các môn đệ: Thầy yêu chúng con lời ai nói cho cùng…
Nghe mẹ Loan nói vậy, Đức Cha hỏi lại:
- Tại sao lại chuẩn bị, lại ăn mừng…con chưa hiểu.
Sợ vòng vo nhiều làm Đức Cha sốt ruột. Loan bắt đầu nói:
- Đức Cha của mẹ có đủ can đảm để nghe mẹ nói không?
- Mẹ cứ nói…
- Việc tìm ra mẹ ruột của Đức cha đã có kết quả sau mấy tháng miệt mài. Thật tội nghiệp, người thì lo tìm tin tức trên các báo chí, người thì lục lọi ở các trung tâm lưu trữ hồ sơ cá nhân, nhưng tất cả đều vô hiệu.
Đức Cha sốt ruột:
- Và kết quả là từ đâu hả mẹ?
Loan chậm rãi nói:
- Người mẹ ruột của Đức Cha ở gần đây thôi, rất gần.
- Thế sao từ trước tới nay mẹ ruột của con không dám nhận con?
- Đức Cha nói đúng. Làm sao mà một người mẹ dám đứng ra nhận khi chính người mẹ ấy mang trong lòng cảm giác tội lỗi và xấu hổ vì đã vất bỏ con mình. Mẹ Loan đã nói chuyện với mẹ của Đức Cha rồi, bà ấy đang cầu xin sự tha thứ và rộng lượng qua những gì bà ấy đã làm, bà ấy rất hối hận. Nhưng qua những gì bà ấy trao đổi với mẹ Loan, mẹ Loan khẳng định rằng: bà ấy không có lỗi, việc đó xảy ra ngoài ý muốn của bà, và bà phải nhẫn tâm làm việc đó vì bà không chịu đựng nỗi những áp lực từ gia đình, từ xã hội.
- Thế mẹ con có biết là đã tìm thấy con chưa?
- Mẹ Loan và nhiều người chưa muốn cho bà ấy biết, vì sợ bà ấy không đủ dũng cảm khi phải đối diện với sự thật, một sự thật quá phũ phàng, bà ấy sẽ bỏ trốn đi, lúc ấy mọi chuyện sẽ lại rối tung lên.
- Vậy bây giờ mẹ Loan tính như thế nào rồi?
- Mọi người đang đợi Đức Cha về, và mẹ Loan nghĩ rằng chỉ có Đức Cha mới tiếp cận mà không làm cho bà ấy thực sự bị sốc.
- Và mẹ của con hiện…
Không đợi Đức Cha hỏi thêm, Loan nói tiếp:
- Đi, Đức Cha đi ra ngoài này với mẹ Loan, mẹ Loan sẽ chỉ cho Đức Cha biết người mẹ ruột của mình. Nhưng nhớ là không được khóc nhé, kẻo làm lộ hết mọi chuyện, hãy cứ để nó xảy đến từ từ.
Loan dẫn Đức Cha đi ra ao cá, đứng ngay chỗ hôm nọ. Chị Liễu ngước nhìn Đức Cha một lúc rồi lại tiếp tục công việc của mình. Loan giả vờ đưa tay chỉ trỏ xuống ao và nói thật nhỏ chỉ đủ cho Đức Cha nghe mà thôi:
- Người này chính là mẹ của Đức Cha.
Nghe mẹ Loan nói xong, Đức Cha chỉ muốn chạy lại ôm chầm lấy mẹ. Than ôi! Đây là người mà tôi đã bao năm thương nhớ và tìm kiếm. Tại sao mẹ ở bên con mà cứ như là nghìn trùng xa cách vậy?
Giờ thì lại tới lượt Đức Cha cứ đứng ngẩn ra nhìn mẹ. Đàng kia chị Liễu thấy Đức Cha nhìn mình thì ngại ngùng cúi gầm mặt, và đưa tay kéo cái nón lá sụp xuống, như để che bớt khuôn mặt lại.

Đã đến giờ Loan phải đi cùng với anh mình ra ngoài kia lấy rau. Bà chủ vựa rau cũng muốn giúp đỡ các chị em cơ nhỡ có công ăn việc làm nên đã nhận thêm việc nhặt lá rau muống cho các nhà hàng ăn. Loan hẹn với Đức Cha sẽ bàn tính lại việc này để xem phải làm như thế nào và bắt đầu từ đâu…Vì Loan nhận thấy Đức Cha cũng hơi bối rối do phải đứng trước một sự việc bất ngờ quá lớn.
Sáng hôm sau Loan hẹn với Đức Cha tìm cách giải quyết chuyện này. Đức Cha nói với Loan:
- Kể cũng lạ thật, bao nhiêu chuyện xảy ra con đều giải quyết rất tốt đẹp, thế mà sao chuyện này là chuyện của con,  con lại không thể tìm cho mình được lối thoát.
- Hay là Đức Cha đợi mẹ Loan vài ngày, mẹ Loan sẽ gặp riêng mẹ của Đức Cha và nói hết sự thật, vì mẹ Loan nghĩ là dù sao bà ấy cũng trao đổi mọi chuyện với mẹ Loan dễ dàng hơn những người khác, hai người cũng hiểu và biết nhau nhiều rồi.
Nói là làm, khi chị Liễu cho cá ăn, Loan cũng tìm cách đến gần và nói chuyện với chị ấy.
- Sao rồi chị Liễu, đợt này mới chuyển đổi qua thực phẩm khác chị thấy tình hình thế nào?
- À con thấy cá nó tranh giành nhau ăn dữ lắm.
- Vậy thì tốt rồi. Mà chị đã cho cá ăn xong chưa? Hai chị em mình ngồi nói chuyện chơi.
- Dạ công việc cũng xong rồi ạ.
Nói thì dễ nhưng khi vào thẳng vấn đề phải nói là rất khó. Loan kể cho chị Liễu nghe bộ phim mà Loan vừa mới xem xong. Trong phim kể lại câu chuyện em bé kia vì chiến tranh thất lạc mẹ. Hai mẹ con cùng đau khổ và tối ngày chỉ ngồi khóc than. Nhưng rồi thời gian sau họ tìm thấy nhau, lúc này họ mới nhận ra một điều đó là trên đời này không gì quí hơn tình thương gia đình.
Loan nhìn chị Liễu và hỏi:
- Bây giờ nếu tìm được con, điều cần làm trước hết của chị là gì?
- Khóc và ôm hôn con, nhưng sao Dì hỏi vậy?
- Hôm qua tôi nghe nói là đã tìm được con của chị, tôi đang tính tới đây để chúc mừng cho chị.
- Ủa sao con chẳng nghe biết gì hết. Mà Dì ơi, những gì mà Dì vừa nói có thật không?
Dò ý của chị Liễu một lúc Loan thấy rõ tâm tư và ước muốn của chị ấy, Loan bắt đầu nói:
- Chị Liễu ơi, chính tôi và cha Bình cùng các bác sĩ đã vất vả mấy tháng qua, và cuối cùng thì cũng tìm ra người con có cùng huyết thống với chị. Trước khi tôi cho chị biết người ấy là ai, tôi xin chị hãy thật bình tĩnh nghe tôi nói nhé.
- Vâng Dì cứ nói.
- Tôi có lời chúc mừng chị chẳng những tìm lại được con, mà người con của chị lại là một vị Giám mục.
Mặt chị Liễu từ hồng hào trắng trẻo bỗng chuyển sang xanh mét. Chị run run:
- Dì nói sao? Con của con là một Giám Mục. Trời ơi!
Chỉ nói tới đó là chị Liễu ngã quỵ xuống, cũng may là Loan đã đoán biết tình hình và đưa tay đỡ kịp trước khi chị bị ngã xuống đất. Đức Cha Hồng Ân theo sự xếp đặt của Loan, Ngài đứng nép mình sau cánh cửa. Trông thấy mẹ như vậy không thể nào đứng yên được nữa, Ngài chạy ra và ôm lấy mẹ mình:
- Mẹ ơi, mẹ hãy tỉnh lại đi, cho con được nói với mẹ những lời mà con chờ đợi đã bao năm nghe mẹ.
Dìu mẹ vào trong ghế bố, Đức Cha để mẹ ngồi nghỉ và đi vào trong pha cho mẹ ly nước chanh. Ngài ngồi đó nhìn mẹ và đút từng muỗng nước cho mẹ. Nhìn kỹ mặt mẹ, Ngài thấy đôi mắt mẹ sâu hoắm, gương mặt thì như chất chứa và phảng phất nhiều nét khổ đau.
Có lẽ nhờ những giọt nước chanh mát lạnh nên bà cố Liễu nhanh chóng hồi tỉnh:
- Đức Cha tha tội cho…mẹ nhé. Tội của mẹ to lắm chắc Thiên Chúa cũng không thể tha thứ cho mẹ đâu.
- Mẹ ơi, dù bây giờ con có là gì đi nữa thì con vẫn là con của mẹ mà. Mẹ đừng gọi con bằng hai từ như thế con ngại lắm. Mẹ ơi, con vẫn không nghĩ rằng đời con đến lúc này vẫn còn có mẹ và được mẹ yêu thương. Con đã biết hết mọi chuyện rồi, mẹ không có lỗi gì hết. Tuy con không được mẹ nuôi dưỡng ngay từ tấm bé, không được mẹ bồng bế, nhưng mọi việc xảy ra con nghĩ là ngoài ý muốn của mẹ.
Đưa tay chỉ về phía Loan, Đức Cha nói:
- Thiên Chúa đã yêu thương và gởi cho con người mẹ này. Chính mẹ Loan đã thay mẹ nuôi con khôn lớn, dạy dỗ con nên người…Và qua lời nguyện cầu của mẹ Loan, Thiên Chúa lại một lần nữa trao tặng cho con thiên chức cao cả. Tuy con sống ngập tràn trong tình yêu của Thiên Chúa và của mẹ Loan, nhưng lòng con vẫn luôn nhớ về mẹ, con ao ước có một ngày nào đó con sẽ lại được gặp mẹ, và Thiên Chúa đã yêu thương không phụ lòng những kẻ kêu xin. Ngài đã cho con thêm một ân huệ lớn lao là tìm được mẹ ngày hôm nay.
 Đức Cha nói tiếp:
- Nhưng còn người cha của con hiện giờ ở đâu sao con không thấy?
Bà cố Liễu vừa khóc vừa nói:
- Khi mẹ đang mang thai con thì cha của con bị tai nạn giao thông và đã mất. Mẹ sợ rằng không nuôi nổi con và do bị mọi người ghét bỏ nên mẹ đành lòng phải để con bên vệ đường cho thiên hạ nhận nuôi. Nhưng số con vẫn còn may mắn là gặp được mẹ Loan. Sau đó mẹ biết con được nuôi ở đây, mẹ tìm đến giả vờ xin nhận con làm con nuôi, nhưng mục đích của mẹ là vì thương nhớ con quá nên chỉ muốn được bế con vào lòng và ôm hôn con. Bẵng đi một thời gian mẹ không đến đây được nữa do đó mẹ không biết con ở đâu mà tìm. Và mẹ nghĩ rằng cứ xin vào phục vụ trong này rồi dần dà sẽ tìm hỏi các Sơ, may ra biết được tin tức của con. Thế rồi một ngày nọ khi con và Dì Loan đứng cạnh bờ ao, linh tính như mách bảo cho mẹ rằng: Đức cha này là con của mẹ. Mẹ quan sát thì thấy con có nhiều nét giống như hồi còn bé. Nhưng rồi mẹ vội xua đi ý nghĩ ấy vì mẹ đâu dám nghĩ tới việc con của mẹ nay đã là Giám mục.
Đức Cha hỏi lại mẹ mình:
- Thế hồi đó mẹ đặt tên con là gì?
Bà cố Liễu mỉm cười gượng gạo:
- Con thứ lỗi cho mẹ nhé. Sanh con được ít ngày thì mẹ đã bỏ con rồi.
Loan nãy giờ ngồi im lặng nghe hai mẹ con nói chuyện. Thấy vậy cũng lên tiếng:
- Tên gọi của Đức Cha hôm nay là do mẹ Loan đặt đấy. Vì mẹ nghĩ rằng mọi sự Thiên Chúa gởi đến cho mình đều là Hồng Ân, và đó cũng là lý do mẹ Loan chọn tên này cho Đức Cha. Thế bây giờ mẹ Loan hỏi thật nhé: gặp lại đấng sinh thành của mình rồi, có muốn bà cố đặt lại tên không?
Đức Cha mỉm cười:
- Con không biết Mẹ Liễu nghĩ như thế nào…đối với con tên này là nhất trên đời rồi. Vì con nhận thấy đời con là cả một Hồng Ân.
Bà cố Liễu thấy vậy liền nói:
- Mẹ Loan đã đặt tên cho con rất xứng hợp với cuộc đời của con. Phần mẹ gặp lại con là mẹ vui rồi. Mẹ đâu còn muốn ước ao điều gì nữa.
Những con cá được chiên vàng óng, những dĩa thịt gà rán thơm phức cùng những đĩa rau muống luộc xanh ngắt. Những món ăn do các Sơ tự biên tự diễn đã được dọn lên mừng ngày đoàn tụ của Đức Cha và bà cố Liễu. Đang ăn Đức Cha bỗng nói:
- Cám ơn mọi người đã tạo điều kiện cho hai mẹ con trong ngày gặp gỡ. Rất ngon nhưng còn món ngon hơn nữa chưa thấy các Sơ dọn lên.
 Các Sơ nhìn nhau và không rõ Đức Cha nói gì, vì thực ra đây là những đặc sản do nhà dòng sản xuất, các Sơ đều đã dọn lên cả rồi. Thế nhưng tại sao Đức Cha lại nói vậy nhỉ?
Loan ngồi bên kia và chờ đợi câu trả lời từ các Sơ, nhưng không ai nhớ nỗi là còn thiếu món gì, nên cứ nhìn nhau và xầm xì. Loan lên tiếng:
- Các chị mau quên vậy. Món ngon mà Đức Cha nhắc tới đó là món ‘cá khô Mến Thánh Giá’.
Loan vừa nói xong mọi người cười ầm cả lên vì xưa nay chưa từng ai nghe nói đến tên này. Đợi mọi người cười xong Đức Cha mới nói:
- Bên châu Phi người ta đã bắt đầu biết đến món cá khô mà Đức Cha mang qua. Và nghe đâu họ sắp qua đây ký hợp đồng với nhà dòng và họ còn muốn độc quyền trong việc phân phối món ‘cá khô Mến Thánh Giá’ đấy. Nào chúng ta cùng vỗ tay chúc mừng.
Sau giờ nghỉ trưa, Đức Cha đi xuống gặp mẹ Liễu:
- Mẹ ơi, con muốn ra thăm mộ ba, mẹ có khỏe không? Nếu được thì đi cùng với con.
 Loan nghe thấy vậy liền bước ra ngôi vườn cạnh đấy và cắt những nhánh Loan lan thật đẹp, rồi kết thành một bó và trao cho bà cố Liễu:
- Nhà dòng chúng con cũng muốn gởi đến hương hồn ông cố những nhánh hoa lòng.
Đức Cha nói với Loan:
- Mẹ cùng đi với mẹ Liễu của con và con nhé. Mấy bà Sơ đạo đức lắm, cầu gì được nấy.
Loan cười:
- Hôm nay mệt lắm rồi, chỉ cầu cho khỏe thôi, ngoài ra không cầu gì nữa hết.
Cả ba người cùng cười và bước đi. Ngôi mộ ông cố đơn sơ và nằm lọt thỏm giữa những ngôi mộ đá kiên cố và hoành tráng. Một cây Thánh Giá gỗ với giòng chữ sơn đen: Nơi an nghỉ của anh Phêrô. Đặt bó Loan dưới chân Thánh Giá, bà cố Liễu nghẹn ngào:
- Ông ơi, tôi thật có lỗi với ông vì đã vất bỏ và không nuôi nấng và con mình. Xin ông hãy hiểu và tha thứ cho tôi nhé.
Loan đốt một nắm nhang sau đó chia cho từng người. Vái lạy ba lần trước mộ của người cha xấu số. Đức Cha thầm thì:
- Ba yên nghỉ nhé. Từ nay ba không còn cô đơn nữa vì đã có mẹ và con bên cạnh ba. Thiên Chúa đã yêu thương gia đình mình lắm, đã cho hai mẹ con được sum vầy, đã chọn con làm môn đệ của Ngài. Con hy vọng Lòng Thương Xót Chúa cũng bao phủ trên ba, và ban cho ba được hưởng phúc trường sinh.
Loan cũng cảm động nói với ông cố vài lời trước lúc ra về:
- Tạ ơn Chúa và cám ơn ông cố đã sinh ra cho Giáo Hội một vị tông đồ nhiệt thành và luôn biết hy sinh giúp đỡ cho người nghèo. Nguyện xin Chúa cứu rỗi Linh Hồn ông cố.
Trên đường về Đức Cha bàn với bà cố:
- Chỉ còn vài hôm nữa là con lại ra đi, con muốn làm lại ngôi nhà cho ba yên nghỉ, mẹ thấy sao?
- Đó là điều mẹ ước muốn lâu rồi, nhưng lực bất tòng tâm con ạ. Nếu con muốn như vậy thì đó là điều quá tốt, mẹ đỡ phải tủi hổ với người ta.
Và công việc tu bổ lại ngôi mộ cho ông cố được tiến hành nhanh chóng. Đến phần bia mộ thì gặp trắc trở vì biết tìm đâu ra tấm hình của ông cố để gắn lên. Bà cố Liễu biết vậy liền nói:
- Ồ chút xíu nữa thì mẹ quên mất. Chiều nay hai mẹ con mình ghé qua nhà ông bà nội, trước là để thăm ông bà nội của con, sau đó thì tìm xem hình của ba con. Mẹ nghĩ có lẽ ông bà nội của con vẫn còn lưu giữ.
Cuối cùng thì tấm hình của ông cố đã được gắn lên ngôi mộ mới. Nhìn thấy tấm hình ông cố, Loan không khỏi giật mình, Loan lục tìm lại trong hồ sơ lưu trữ của nhà dòng, mang tấm hình Đức Cha khi vừa xưng tội rước lễ lần đầu ra so sánh.
- Chu choa sao mà hai bố con giống nhau đến thế, cứ như là anh em sinh đôi vậy.
Đức Cha cười:
- Con không giống cha thì giống ai hả mẹ Loan.
Sau đó như chợt nhớ ra điều gì, Đức Cha hỏi bà cố:
- Ủa sao nãy giờ con không nghe mẹ nhắc tới ông bà ngoại của con?
Câu hỏi này khá là bất ngờ và bà cố cũng chưa biết phải trả lời thế nào. Vì câu chuyện năm xưa vẫn chưa phai mờ trong ký ức của bà và gia đình, từ việc đánh đập đuổi bà đi cho đến việc chối bỏ đứa bé. Sợ rằng nếu Đức Cha biết chuyện này thì Ngài sẽ bực tức. Suy nghĩ giây lát bà nói:
- Thôi con cứ cầu nguyện nhiều cho ông bà là được rồi.
 Bà cố buộc lòng phải nói thế để mọi chuyện không trở nên quá rắc rối. Nhưng cây kim giấu trong bọc lâu ngày thế nào cũng chui đầu ra. Ông bà ngoại của Đức Cha không hiểu vì sao mà biết rõ được câu chuyện này, và có lẽ do trong quá khứ đã đối xử không tốt với bà cố và Đức Cha nên đành nín lặng. Bà cố Liễu biết được tâm trạng của cha mẹ mình, nên nói để cho cả hai ông bà bớt mặc cảm:
- Đức Cha cháu muốn ghé về thăm ông bà ngoại đấy.
- Thôi con ạ, đừng làm phiền…Đức Cha.

- Mẹ ở nhà ráng gìn giữ sức khỏe, con đi đây. Đợt này có lẽ hơi lâu đấy. Nhưng mẹ đừng quá lo, mọi sự con đã nhờ mẹ Loan lo cho mẹ hết rồi.
Bà cố Liễu rưng rưng nước mắt:
- Hai mẹ con chưa nói chuyện được bao lâu nay con lại đi. Việc của con mẹ đâu thể ngăn cản được. Con đi bằng an nhé. Mẹ sẽ cầu nguyện nhiều cho con và chờ ngày con trở về.
Ra đi lần này Đức Cha cảm thấy lòng mình hân hoan phấn khởi, vì những bức xúc trong việc tìm kiếm mẹ đã được ổn thỏa. Cùng đi trong chuyến bay với Đức Cha lần này, còn có một doanh nhân người châu Phi, ông ấy vừa sang ký hợp đồng với nhà dòng cho món cá khô và trở về nước sau khi đã hoàn tất công việc. Thời gian Đức Cha mục vụ bên đó, chính ông này cũng đã giúp Ngài rất nhiều trong việc đi lại và ngoài ra ông ấy còn tặng Ngài hàng cứu trợ cho người nghèo.

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào: