HÀNH TRÌNH ĐẾN VINH QUANG
Thanh Hương
Đức Kitô đã làm Người, và Ngài đã sống một mùa chay
Mùa chay và thân phận của con người thật gần gũi, bởi vì mùa chay có cám dỗ, có chiến đấu, và có tự do chọn lựa.
Mùa chay và thân phận của con người thật gần gũi, bởi vì mùa chay có cám dỗ, có chiến đấu, và có tự do chọn lựa.
Đức Kitô đã sống một mùa chay như thế!
Để giúp chúng ta nhận rõ hơn những khuynh hướng cám dỗ của thế gian, và hiểu thế nào là thân phận của con người. Chúa không dùng quyền năng để thỏa mãn cho những nhu cầu của riêng mình, không muốn phô trương để được ngưỡng mộ, lại càng không muốn khuất phục trước lợi lộc và vinh quang của trần thế ban tặng.
Nhìn về câu chuyện diễn ra trên núi Tabor, thật khác xa và trái ngược với những gì đã diễn ra trong sa mạc của 40 đêm ngày. Điều mà Satan nhọc hơi cám dỗ Chúa GiêSu không được, thì chính Chúa lại lấy sáng kiến để tỏ ra cho ba môn đệ thân tín của Ngài được thấy. Đó là “vinh quang của Con Thiên Chúa” Và vinh quang ấy còn được làm chứng bởi hai nhân vật lịch sử Cựu Ước, đó là Môsê và Êlia. - Điều gì đã khiến Đức Kitô từ chối không tỏ cho Satan biết Ngài là Con Thiên Chúa?
– Sa tan đã cám dỗ Chúa : Hãy tỏ mình là Con Thiên Chúa bằng cách phô trương thân thế và biểu dương quyền lực.
– Chúa Giêsu đã từ chối trước dịp bày tỏ vinh quang đó, nhưng…Ngài sẽ tỏ mình là Con Thiên Chúa trong mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh. Vâng! chính Thập Giá mới là nơi Ngài tỏ cho nhân loại biết mình là Con Thiên Chúa.
- Chúa Giêsu không những đã không màng đến của cải, địa vị, thậm chí đến cả quyền lực Ngài có sẵn. Mà Ngài còn không màng đến chính phẩm giá của mình, đến nỗi chấp nhận để cho thiên hạ cười chê là “bạn với quân thu thuế và phường tội lỗi”, là kẻ “phạm thượng“, và do đó Ngài đã bị kết án và chết như một phạm nhân giữa những người trộm cướp. Nhờ sự hạ mình thẳm sâu và quên mình tới mức tự hủy như thế, mà Ngài đạt được “danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”. Chính vinh quang mà Chúa sẽ chỉ đạt được trong mầu nhiệm Thập giá, thì hôm nay Ngài tỏ cho ba môn đệ được thấy, với mục đích là để các ông đừng ảo tưởng về một vinh quang trần thế, đồng thời cũng chuẩn bị cho các ông khỏi chán nản thất vọng khi thấy Ngài bị lên án và chết thảm trên Thập giá.
Bởi thế biến cố trên núi Tabor, rất mật thiết và gắn liền với mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh. Biến cố đó đã xảy ra thực sự, và được ghi chép như là điềm báo trước vinh quang của Đấng Phục Sinh từ cõi chết.
Ba môn đệ được chứng kiến Đức Kitô biến hình, cũng là ba môn đệ được ở riêng với Ngài trong đêm Ngài bị bắt nơi vườn cây Dầu.
Hành trình làm người cũng là hành trình đức tin, không thiếu những niềm vui và nỗi buồn, ngọt ngào và cay đắng. Điều quan trọng đối với mỗi người Kitô hữu là: Bình tĩnh trước mọi biến cố, dù thuận lợi cũng như bất lợi, vì cả hai đều có giá trị giúp chúng ta tiến sâu vào vinh quang vĩnh cửu của Thiên Chúa, bởi Thánh Phaolô có nói rằng: “Mọi sự đều sinh ích cho kẻ có lòng mến Chúa”.
Và…trên hành trình chúng ta đi hằng ngày để đến với Chúa, Ngài vẫn biến hình hằng ngày trong những người bệnh tật, nghèo đói, đau khổ, bơ vơ, và ngay cả trong những người chúng ta đang tiếp xúc và cùng phục vụ.Nếu mang con tim và cái nhìn của Chúa, chúng ta sẽ nhận ra được hình ảnh của Ngài trong con người họ để mà yêu thương.
Như thế là chúng ta đã biết nhìn và sống mùa chay trong sự sống động của tình yêu, và trong sự tỏa sáng của Thập giá. Nhờ đó, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ mang giá trị của sự sống, vì đã biết kết hiệp vào sự khổ nạn và sự biến hình hằng ngày để nên tốt lành thánh thiện ngày mỗi hơn.
Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đinh, thao thức của Ngài không phải là phổ biến những vẻ huy hoàng sáng láng của Ngài, mà chính là để minh chứng tình yêu vô biên. Ngài nhìn về cảnh khổ nạn sắp tới như một chứng minh của tình yêu trong hạ mình khiêm tốn, trong hy sinh từ bỏ, mà Ngài muốn gởi gắm lại cho tất cả chúng con. Không phải do đau khổ cứu chuộc, nhưng chính tình yêu của Ngài đã cứu chuộc chúng con.
Để giúp chúng ta nhận rõ hơn những khuynh hướng cám dỗ của thế gian, và hiểu thế nào là thân phận của con người. Chúa không dùng quyền năng để thỏa mãn cho những nhu cầu của riêng mình, không muốn phô trương để được ngưỡng mộ, lại càng không muốn khuất phục trước lợi lộc và vinh quang của trần thế ban tặng.
Nhìn về câu chuyện diễn ra trên núi Tabor, thật khác xa và trái ngược với những gì đã diễn ra trong sa mạc của 40 đêm ngày. Điều mà Satan nhọc hơi cám dỗ Chúa GiêSu không được, thì chính Chúa lại lấy sáng kiến để tỏ ra cho ba môn đệ thân tín của Ngài được thấy. Đó là “vinh quang của Con Thiên Chúa” Và vinh quang ấy còn được làm chứng bởi hai nhân vật lịch sử Cựu Ước, đó là Môsê và Êlia. - Điều gì đã khiến Đức Kitô từ chối không tỏ cho Satan biết Ngài là Con Thiên Chúa?
– Sa tan đã cám dỗ Chúa : Hãy tỏ mình là Con Thiên Chúa bằng cách phô trương thân thế và biểu dương quyền lực.
– Chúa Giêsu đã từ chối trước dịp bày tỏ vinh quang đó, nhưng…Ngài sẽ tỏ mình là Con Thiên Chúa trong mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh. Vâng! chính Thập Giá mới là nơi Ngài tỏ cho nhân loại biết mình là Con Thiên Chúa.
- Chúa Giêsu không những đã không màng đến của cải, địa vị, thậm chí đến cả quyền lực Ngài có sẵn. Mà Ngài còn không màng đến chính phẩm giá của mình, đến nỗi chấp nhận để cho thiên hạ cười chê là “bạn với quân thu thuế và phường tội lỗi”, là kẻ “phạm thượng“, và do đó Ngài đã bị kết án và chết như một phạm nhân giữa những người trộm cướp. Nhờ sự hạ mình thẳm sâu và quên mình tới mức tự hủy như thế, mà Ngài đạt được “danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu”. Chính vinh quang mà Chúa sẽ chỉ đạt được trong mầu nhiệm Thập giá, thì hôm nay Ngài tỏ cho ba môn đệ được thấy, với mục đích là để các ông đừng ảo tưởng về một vinh quang trần thế, đồng thời cũng chuẩn bị cho các ông khỏi chán nản thất vọng khi thấy Ngài bị lên án và chết thảm trên Thập giá.
Bởi thế biến cố trên núi Tabor, rất mật thiết và gắn liền với mầu nhiệm Khổ nạn và Phục Sinh. Biến cố đó đã xảy ra thực sự, và được ghi chép như là điềm báo trước vinh quang của Đấng Phục Sinh từ cõi chết.
Ba môn đệ được chứng kiến Đức Kitô biến hình, cũng là ba môn đệ được ở riêng với Ngài trong đêm Ngài bị bắt nơi vườn cây Dầu.
Hành trình làm người cũng là hành trình đức tin, không thiếu những niềm vui và nỗi buồn, ngọt ngào và cay đắng. Điều quan trọng đối với mỗi người Kitô hữu là: Bình tĩnh trước mọi biến cố, dù thuận lợi cũng như bất lợi, vì cả hai đều có giá trị giúp chúng ta tiến sâu vào vinh quang vĩnh cửu của Thiên Chúa, bởi Thánh Phaolô có nói rằng: “Mọi sự đều sinh ích cho kẻ có lòng mến Chúa”.
Và…trên hành trình chúng ta đi hằng ngày để đến với Chúa, Ngài vẫn biến hình hằng ngày trong những người bệnh tật, nghèo đói, đau khổ, bơ vơ, và ngay cả trong những người chúng ta đang tiếp xúc và cùng phục vụ.Nếu mang con tim và cái nhìn của Chúa, chúng ta sẽ nhận ra được hình ảnh của Ngài trong con người họ để mà yêu thương.
Như thế là chúng ta đã biết nhìn và sống mùa chay trong sự sống động của tình yêu, và trong sự tỏa sáng của Thập giá. Nhờ đó, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ mang giá trị của sự sống, vì đã biết kết hiệp vào sự khổ nạn và sự biến hình hằng ngày để nên tốt lành thánh thiện ngày mỗi hơn.
Lạy Chúa Giêsu chịu đóng đinh, thao thức của Ngài không phải là phổ biến những vẻ huy hoàng sáng láng của Ngài, mà chính là để minh chứng tình yêu vô biên. Ngài nhìn về cảnh khổ nạn sắp tới như một chứng minh của tình yêu trong hạ mình khiêm tốn, trong hy sinh từ bỏ, mà Ngài muốn gởi gắm lại cho tất cả chúng con. Không phải do đau khổ cứu chuộc, nhưng chính tình yêu của Ngài đã cứu chuộc chúng con.
Vậy nên, mọi thực hành đạo đức trong
mùa chay như “cầu nguyện, khổ chế, hy sinh và bác ái” phải được nhìn
bằng ánh mắt tình yêu. Tất cả chỉ vì lòng mến cho đi, chứ không mong để
phô trương tỏa sáng.
Xin ban cho con sức mạnh và trái
tim của Chúa, vì thực ra cuộc sống của mỗi người chúng con là một mùa
chay liên lỉ, bởi vì chúng con thường xuyên gặp cám dỗ, và phải luôn
chiến đấu để sống theo tinh thần Chúa Kitô. Nếu không có lời Chúa hôm
nay, chúng con sẽ dễ chạy theo ảo tưởng, thích phô trương, và thích lợi
lộc cá nhân trong phục vụ.
Con đường Ngài đã đi xưa, vẫn là con
đường Ngài đã chọn cho những ai thành tâm theo Ngài hôm nay, và Chúa
Cha cũng đã rất đẹp lòng:”Đây là Con Ta yêu dấu, các con hãy nghe lời
Ngài”.
Xin giúp chúng con biết vâng nghe
lời Chúa, trong ánh sáng của Thần khí, để tin rằng trong cuộc khổ nạn
của Ngài, cũng sẽ có cuộc khổ nạn của mỗi chúng con, cùng kết hợp và
trung thành đến cuối cuộc đời chúng con. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét