Thứ Năm, 28 tháng 2, 2008

Nha Trang Ngày Về

Nha Trang, Nha Trang một thuở thùy dương
Nha Trang, Nha Trang một thời cát trắng
Ta về tìm mình tình chìm trong nắng
Hệt cánh chuồn xưa thấp thoáng xa gần.

Nha Trang, Nha Trang một thuở phù vân
Nha Trang, Nha Trang một thời sóng vọng
Ta về tìm mình hình vờn với bóng
Hệt cánh chim xưa chấp chới vui buồn.

Nha Trang, Nha Trang một thuở mưa tuôn
Nha Trang, Nha Trang một thời nắng dội
Ta về tìm mình hình như biển gọi
Hệt cánh buồm xưa trôi nổi dập dềnh.

Nha Trang, Nha Trang một thuở nào quên
Nha Trang, Nha Trang một thời bỏng cháy
Ta về tìm mình đoạn đời xưa ấy

Thấy vết chân người dẫm dấu chân ta.

Lê Hồng Bảo


Nhat ky mot chuyen di

NỖI NIỀM LƯU LẠC

 

Qua gần một tháng… Nỗi đau chưa nguôi về cái chết của đứa em trai trong một vụ tai nạn, bỏ lại vợ và hai con trai nhỏ. Một mất mát lớn cho gia đình…

Rời Ban Mê Thuột về Phú Yên, rồi đưa vợ con của đứa em trai về BMT. Cơn bão số 2 qua đi, mưa lũ còn kéo dài, mình lại dạt về Sông Bé (nay là Bình Phước), nơi mà trước đây mình đã sống một thời gian, và cũng đã hai lần tai qua nạn khỏi ở đó: một ở thượng lưu và một ở hạ lưu nơi gần Thác Mẹ (Thác Mơ). Sau một tuần, mưa vẫn còn kéo dài. Lòng thanh thản nhẹ đi khi nhìn nước ngập một vùng mênh mông trắng xoá, khỏa lấp những con đường làng ngày xưa thường qua lại, từ sau khi có thuỷ điện Thác Mơ. Ngày về lại Ban Mê Thuột, với con ngựa sắt già nua (chiếc 67 nòi còn nguyên 5 số). Đến một đường, về một ngả. Cũng không ngoài mục đích ngang qua Thác Mẹ, nơi mà trước đây đã một lần thoát hiểm, giờ đây vẫn là Trung Tâm Hành Hương Mẹ Thác Mơ. Tượng đài Mẹ giờ đứng trước ngã ba đường, đối diện cây cầu trắng, bắc ngang dòng sông đã cạn. Phải chăng, đây là một trong những dòng sông Sao Biển, mà từ lâu nó đã gặp gỡ trùng dương rồi? Còn những dòng sông khác thì sao? Có lẽ mai này, mọi dòng sông đều tưng bừng tụ hội trong tình thương bao la của Mẹ Sao Biển. Cơn mưa phùn bắt đầu nhỏ hạt, giật mình mới biết mình đứng đây đã lâu rồi. Đúng là, "dừng xe đứng lại trời non nước, một mảnh tình riêng Mẹ với con".

Bây giờ thì: Lạy Mẹ, con đi! Qua Phước Quả, lại băng qua Bù Na, sau đó ra QL 14 về lại ban Mê Thuột thì, một mảnh tình riêng ta với… xe!

                                                                         Ban Mê, Lễ Ba Vua

Nguyễn Đình Huấn SB 72

 

NHẬT KÝ MỘT CHUYẾN ĐI

07/09/2007…

Một em trai út vừa mất đi. Đứa em gái út chuẩn bị có cháu chào đời. Gắn bó với con ngựa sắt, bôn ba qua từng cây số , đến giáo xứ Đồng Tre thuộc huyện Đồng Xuân.

Gần 10 giờ trưa 07/09, đang làm Thạch Sanh giải quyết một số củi cho em gái. Chuông điện thoại reo, thằng em rể ra sau gọi:

-         Anh Huấn, có điện thoại. Giọng ai lạ lắm, em không biết.

Một cảm giác rất lạ và nôn nao, lạ là chính số điện thoại này mình còn chưa biết, nôn nao vì mai là 08/09, Lễ Sinh Nhật Mẹ Sao Biển. Nhấc máy, đầu dây bên kia có tiếng "đớp" trước:

-         Phải Huấn đó không? Tao, Chánh đen đây, vừa mới ở Bình Tuy về. Mày cố gắng tranh thủ, tao chờ mày tại nhà tao. Tụi nó biểu tao cố gắng liên lạc với mày. Tao qua Hoà Yên hói anh Hai, hỏi số điện thoại em gái mày…

Thì ra vậy, nó nói một hơi, mình chỉ biết nghe. Nơi này, giờ này, làm gì còn có xe về Tuy Hoà. Thôi, một liều 67 cũng liều. Về đến Tuy Hoà đúng ngọ (12giờ trưa). "Mưa vẫn mưa bay trên tầng Tháp Nhạn…" Tạm nghỉ nạp năng lượng cho người và ngựa, chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình qua Đèo Cả. Lỡ rủi ngựa già giở chứng, còn có sức mà kham! Đến đỉnh đèo, bầu trời càng ảm đạm, mỗi lúc lại từng cơn mưa rào. Nhìn biển mênh mông xanh biếc, từ trong đáy lòng lại dấy lên những đợt sóng lăn tăn cảm nghĩ: ngày mai bao nhiêu chuyện, biết bao điều! Khi gặp lại anh em, đã trải qua hơn 30 năm dài xa cách. Có lẽ mỗi người là một lề đường, mỗi thằng là một tách riêng mà trong cuộc sống đời thường với hàng trăm gút mắc. Đang rong ruổi tâm tư lúc đổ đèo, chuẩn bị ôm cua, một hồi còi chát chúa như hằn học giận dữ của người tài xế đang điều khiển xe lên ngược chiều, nhìn mình với đôi mắt mang hình… viên đạn! Nhưng chẳng sao, mà có cần gì những tiếng còi này! Đâu bằng những hồi chuông vô tư của Chủng viện ngày xưa. Hồi chuông vô tư ngày xưa ấy, mỗi ngày đưa anh em chủng sinh vào với trật tự giờ giấc. Giờ cũng nhờ những tiếng còi này, kéo mình về với thực tại. Gác lại những suy tư, để bảo đảm cho cuộc hành trình chưa kết thúc. Phương ngôn trong hành trình là: có 3 chỗ đừng nên ghé, đó là: Công An, Bệnh Viện và Nghĩa Trang. Cần cù, nhẫn nại với tốc độ. Cuối cùng cũng vượt qua được những cây số cuối cùng.

Về đến nhà Chánh đen ở Hoà Nghĩa lúc 17 giờ cùng ngày.

 

6 giờ sáng 8/9.

Cùng uống cà phê, ăn sáng tại nhà Chánh. Mang tấm hình chụp chung của anh em SB 72 ra, Chánh hỏi:

-         Mày nhận ra đứa nào trong số này không? Theo thứ tự, hàng đứng hàng ngồi, từ trái qua phải có tên từng thằng một. Mày nhìn kỹ đi, lát ra dễ nhận.

Nhìn qua liếc lại, chẳng tìm ra được một vết chân địa đàng nào.

-         Ba ơi, ba! Tối có về không ba? Chú, tối chú với ba có về không? – Con gái Chánh hỏi.

-         Ba con đi đâu, chú đi đó! - Mình trả lời, vừa dọn cất mấy ly cà phê vừa hỏi – Chánh ơi, xuất phát chưa?

-         Chờ tao bàn giao ít việc cho con, bữa nay chạy đường sân bay Bãi Dài, gần mà lo gì.

Quốc lộ 1A ngày xưa nối từ Cam Ranh – Nha Trang, những ngày nhập học cùng nhau trên chiếc Daihatsu, với những chiếc va-ly nhiều kích cỡ. Không nói cũng biết, nếu có kiểm tra, mỗi chiếc va ly không dưới 2 ký bánh kẹo dự trữ. Trong đó có một chiếc va ly mang theo bí kíp của ma đầu Kim Dung, không nằm trong thất đại môn phái thuộc thư viện Sao Biển. Giờ đây, theo đường biển chỉ có hai thằng, về cùng với anh em SB để mừng Sinh nhật Mẹ. Cũng không quên các Bề trên, các Cha thầy cùng các lớp đàn anh. Đã không để Mẹ phải trốn sang Ai cập, mà tị nạn nơi này để có ngày gặp lại đàn con.

Khoảng 7h30 đến điểm hẹn. Địa chỉ không khó mà khó là đúng điểm rồi mà chúng ở đâu? Hai thằng dáo dác, đảo mắt qua bên kia đường. Cà phê vỉa hè. Chúng nó cũng nhốn nháo đứng lên. Chánh đưa mắt hỏi:

-         Bọn nó đó, mày nhận ra không?

-         May ra có kính hiển vi mới phân biệt được đám vi rút này. Thuộc loại ký sinh sự nào mà có sức truyền nhiễm dữ vậy?

-         Qua đi, chúng nó ngoắc kìa!

-         Cho ngoắc mòn tay luôn. Để biết sông lạnh lùng, để biết sông trùng phùng.

Giáp mặt. Mình như con nai vàng ngơ ngác mà chúng nó thì như những chiếc lá vàng khô. Đối với Chánh, đây cũng là lần đầu tiên, nhưng thời gian gần đây cũng đã được gặp vài anh em rồi. Cuối cùng, mau miệng nhất là Bảo râu (bây giờ – Bảo con ngày xưa):

-         Thằng Huấn phải không? Nó chỉ mình.

Thắng hùa theo:

-         Nhìn nốt ruồi, tao nhận ra liền (làm như nó không có nốt ruồi).

Nghĩ thầm, may mà nó đóng "lộ tướng" chứ nó nằm dạng "ẩn tướng" hay "tiềm tướng" thì có mà hòng! Bảo thêm vào:

-         Tao nhớ ngày xưa mày thường lót sau cổ áo cái khăn mù xoa, sợ giặt áo mệt.

Câu này có giá trị với mình, nó gợi lại chính hình ảnh mình ngày xưa ấy. Qua trí nhớ của dòng Lê quý… , Lê Lợi, Lê Lai còn trong sách sử. Chứ Trê lai, miễn nhậu.

Nhìn nhận xong rồi, chủ bầu Phari Dương đề nghị anh em vào ăn sáng, để rồi còn xuất phát. Lòng háo hức nôn nao đến ĐCV. Để thứ nhất, sau hơn 30 năm, giờ mới có dịp mừng Lễ Sinh Nhật Mẹ Sao Biển trong bầu khí của Chủng viện. Thứ hai là, tìm lại hình ảnh, sinh hoạt đời sống chủng sinh. Tất nhiên, đời sống sinh hoạt của Đại chủng sinh bây giờ phải phần nào khác với petit séminaire rồi. Vào cổng ĐCV, hình ảnh đầu tiên đó là sân basket, sau đó lọt giữa hai dãy lầu, đứng dười nhìn lên hình chữ U, các hành lang nối liền nhau. Sau Thánh Lễ, được nhìn rõ thêm một số chi tiết nữa, mới thấy thiết kế này rất ư là tu viện! Đang mãi nhìn mọi cái chung quanh, Đức Phó chưa thay áo lễ đã ra thăm hỏi và bắt tay anh em Cựu chủng sinh ngoài hành lang. Một trong số anh em SB 72 giới thiệu: "Lớp chúng con năm nay có thêm hai thằng mới về". Đức Phó cười: "Cố gắng liên lạc với các anh em, sắp tới về dự Đại Hội Trùng Dương". Ngài nói tiếp: Khi còn làm Cha Sở, nhờ có các anh em CCS nơi sở tại lo mọi thứ, nào là Huấn giáo, Ca đoàn, Giáo lý.v.v.. Rôm rả pha trò chốc lát rồi Ngài đi. Lúc này mình mới nhớ lại câu nói của Cố Hồng Y F.X Thuận trong Đại hội CCS của lớp cha anh, trước thời mình vào chủng viện. Ngài nhắc lại lời của một vị Giám Mục thời cụ Ngô Đình Khả nói với cụ: " Je suis l'évêque du dedans, vous êtes l'évêque du dehors" Tôi là Giám mục bên trong, anh là Giám mục bên ngoài. Vì thế, có Chủng sinh rồi mới có Cựu chủng sinh, ngược lại, có Cựu chủng sinh rồi mới có Chủng sinh. Ý Ngài muốn nói: con cái CCS được giáo dục, tương lai dễ hoà nhập vào cuộc sống CS hơn, vì đời sống đó cha, anh đã qua rồi.

11h – Đầu đàn Phari Dương:

-         Thôi, anh em mình xuống đi, xem tình hình thế nào rồi quyết.

Đến tầng dưới rỗng cả ruột:

-         Chúng mày đi đâu thì hai thằng tao đi đó. Hơn 30 năm rồi, giờ khó lạc đàn lắm!

Vào nhà ăn… Ngày đại lễ Sinh Nhật Mẹ Sao Biển cũng là đại tiệc cho các ĐCS. Cũng như ở TCV ngày xưa, nhưng giừo phức tạp hơn, còn có các Cha và anh em CCS về. Nhiều phát sinh bất ngờ! Cha quản lý ĐCV cùng các soeur phụ trách ẩm thực chắc phải đau đầu. Mọi việc rồi sẽ qua đi, mọi thứ rồi đâu vào đó. Kết thúc thật vui vẻ, trong bầu khí rất Sao Biển.

Rời ĐCV… Cuộc vui chưa kết thúc, còn những nửa ngày. Phari Dương lại hỏi anh em:

-         Giờ thích đi đâu?

Chọn qua lựa lại, cuối cùng thống nhất Nhà hàng Không Gian. Có anh Hải 68 và anh Hai Minh 66 tháp tùng đặng "xức dầu" nếu lỡ có đứa nào "chết" hay "bị thương". Quậy một trận tại nhà hàng Không Gian đến nỗi trọng lực trái đất gần mất tác dụng. Sau đó, theo đề nghị của anh Hai Minh, tất cả cùng hạ cánh tại một quán phở gà bình dân. Chiều nay thứ bảy, anh Hai còn phải về xứ Chầu Thánh Thể. Chia tay anh Hai, cả bọn về lại nhà Dương. Nhận lại mấy "nồi cơm điện" (helmet). Mình và Chánh tạm biệt anh em về lại Cam Ranh, Huy Philatô cũng về theo vì có người chị nơi dòng nữ tu tại Cam Đức. Vậy là 3 anh em trên một chiếc xe Dream. Đưa Huy về đến nơi, lúc quay về mình đùa:

-         Bảo rồi, về ngủ với tụi tao cho thoải mái. Ngày nay uống Saigon đỏ. Nửa đêm nước sôi không bật nắp được, đừng hối hận…

Chủ Nhật 9/9… hẹn nhau trước rồi, sáng nay hai thằng điện Huy lên. Chánh đi mua và mang về 1 kg bê thui. Mình vào bếp kiểm tra dao, thớt.

-         Nhớ xắt mỏng nghe, Huấn! – Chánh dặn.

-         Chả đứa nào dám chửi cha thằng Bảo Thái đâu. – Mình trả lời. Sợ mày nên tao mới ra tay. Tao thái rồi đưa lên dĩa, nhìn vào ai cũng tưởng những trang vở học trò.

Mọi thủ tục rau sống, bánh tráng, nước chấm đâu vào đó. Bắt đàu vào cuộc. Tuy chỉ có 4 người, thêm Quang là bạn học phổ thông với Chánh và mình. Chỉ riêng Huy uống bia vì rượu này là rượu lò của Quang. Gần trưa thì kết thúc. Huy phải mang xe về nhà dòng, sau đó Philatô về tổng trấn Biên Hòa.

Hành trình cuối cùng.

Vì đã hứa với Bảo, hơn nữa thời gian nghỉ phép của Chánh còn được ít ngày. Hai thằng quyết định đi. Mục đích tiện đường lên xứ Hoa Anh Đào gặp Việt cận. Khoảng trưa thì đến nhà Bảo. Nghỉ lại ngày đó, sáng hôm sau lên Việt cận. Đến nhà sách Quang Thuận thấy Việt đang đứng xớ rớ, không mang kiếng nhưng biết chắc là nó rồi. Nó cũng nhận ra hai thằng mình:

-         Tao cũng định xuống Ngã Ba Phi Nôm đón tụi bay.

Còn sớm nhưng vì Bảo râu đã điện báo trước nên phu nhân Việt đã chuẩn bị. Gà chiên mắm, canh chua cá diêu hồng. Việt hỏi:

-         Rượu hay bia?

Mình cười:

-         Rượu thì rượu mà bia thì thôi!

-         Nhậu tao cũng thích rượu.

Vậy là 3 thằng cùng một "e". Quá trưa ghé thăm con trai Việt. Ở nhà riêng bán cà phê, nhưng là cà phê sân vườn cao cấp chớ không phải cà phê bình dân như Bảo râu. Sau đó, được sự chuẩn y của phu nhân, Việt tháp tùng hai thằng xuống lại nhà Bảo râu. Trên đường đi, Việt ghé quán cháo gà bê luôn một con gà luộc, để đêm nay chiến đấu tiếp tại nhà Bảo râu. Sáng hôm sau, cà phê ăn sáng xong thì chia tay. Trên đường về, mình với Chánh lại ngẫu hứng Phước Thiện. Chạy bên này sông, mình chỉ cho Chánh Nhà thờ Phước Thiện bên kia sông. Nhưng phải vòng xuống Tháp Chàm, ngược lên, đến đâu cũng vào giờ trưa. Vô nhà Quý con, có Cha Hoá đang ngồi chơi. Bắt đầu vào cuộc có Cha Hoá, Bình (anh Quý), Thanh ẻo, Khoa nháy. Trận cuối cùng thật vui vì sau giải phóng mình cũng có thời gian ở Phước Thiện.

Hôm sau về tới nhà, Chánh nói không ra tiếng. Tạm biệt Chánh xong, còn lại một mình với dặm trường xa tít. Tiện đường ghé vài chỗ bà con. Ra đến Cải Lộ Tuyến (ngã ba Thành), trời chuyển mưa. Bắt đầu lên dốc đèo Rù Rì, mưa tầm tả. Tình trạng này đêm nay qua đèo Cả thế nào cũng chết cóng. Sực nhớ túi cóc ba lô có cuốn Tâm Tư Sao Biển 2007 Bảo đưa, úp trên bình xăng. Sợ ướt lật ngửa ba lô, cười một mình giống con rùa lật ngửa. Liên tưởng tới Thầy Rùa (Cây Vông). Thêm một ngày nữa chẳng sao. Chọn giải pháp an toàn, ngược lại Ngã Ba Thành. Rà rà xe thấy quán ăn có Điện thoại công cộng. Tấp vào gọi một tô, xấn một xị cho nó "phục hồi nhân phẩm" một chút. Vừa lai rai vừa tìm số điện thoại của Dương, điện hỏi đường lên Cây Vông. Đến nơi hỏi thăm nhà Phần. Cuối cùng, rùa vàng đâu không thấy, chỉ gặp rùa đen (Phần đen). Sau đó, Phần đen đưa mình đến nhà Chí Maisen. Đi đâu không có nhà. Trở về nhà Phần đen. Trận cuối cùng đơn sơ mà xuống sức. Hôm sau, Phần đen đi họp phụ huynh ở Nha Trang.

Đến Cải Lộ Tuyến chia tay. Màn hạ.

 

Nguyễn Đình Huấn SB 72

 

 

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2008

ĐỨC MẸ TÀ PAO

 

Đức Mẹ Tà Pao

 

Ông Hai, bác Ba, chú Tư, dì Năm, cô Sáu, thằng Bảy đi lên GX Trúc Lâm, Hạt Phương Lâm, Giáo Phận Xuân Lộc chứng kiến sự lạ Đức Mẹ về…nhìn nét mặt ai nấy đều hồ hi phấn khởi làm Nhóc cũng háo hức và ước ao được một lần mãn nhãn.

 

Khép vội vàng cánh cửa xong, bầu trời bên ngoài cũng đã tối, Nhóc leo lên chiếc xe du lịch 12 chỗ ngồi trực chỉ lên GX Trúc Lâm. Sau hơn một giờ đồng hồ lăn bánh, kia rồi: GX Trúc Lâm đã sừng sững trước mặt. Đó đây từng tốp, từng tốp người lũ lượt kéo về phía cánh đồng mà sau này hỏi thăm Nhóc được biết tên cánh đồng ấy còn được gọi là "cánh đồng Cha". Một con đường đất lớn rộng cỡ 4m trải dài ra trước mặt, hai bên toàn là ruộng nước; lũ ếch nhái đua nhau kêu ồm ộp, Nhóc và thằng cháu (con bà chị vợ) tìm mãi mới có được một chổ để ngồi; tưng là trời mưa lất phất, gió lạnh và nhiều muỗi sẽ thưa vắng ít người; nhưng không… Nhóc nghe lòng mình ấm lại và cảm động khi thấy đoàn lũ con cái đã không quản ngại đường xa, mưa gió, lầy lội… để đến tụ họp nơi đây: hầu mong được chứng kiến sự hiện hữu của Mẹ Trời đất đến với con cái loài người.

 

Ngồi hoài cũng mỏi, Nhóc và thằng cháu bèn ngả lưng xuống mép đường ruộng; chẳng màng chi tới bùn đất dơ bẩn dính vào quần áo. Chung quanh mọi người cũng bắt đầu nằm bệt cả ra đường. Trời đã về khuya; vì không có đồng hồ, nên Nhóc không có tí khái niệm nào về thời gian… có lẽ giờ này cũng muộn lắm rồi vì đôi mắt của Nhóc đã nặng trĩu…

 

Tiếng đọc kinh râm ran khắp nơi làm Nhóc bừng tỉnh hẳn. Nhóc bèn ngồi vụt dậy và dõi mắt theo hướng mà mọi ngưòi đang chăm chú… Từ trên bầu trời đen thăm thẳm, một ánh sao nhỏ… nếu chỉ có thế thì chả có gì lạ cả, nhưng không, từ từ ánh sao ấy càng lúc càng xuống gần, thấp đến nỗi những đám ruộng ngập đầy nước (chưa cấy lúa) ngay trước mặt Nhóc sáng hẳn lên và phản chiếu lung linh. Nhóc không thể tin vào mắt mình nữa… Sự việc này diễn ra trong khoảng na giờ đồng hồ và sau đó, cũng như lúc xuất hiện, ánh sao từ từ đi lên cao, nhỏ dần nhỏ dần và chui biến vào trong đám mây, và cũng thật lạ lùng, đám mây ấy bỗng nhiên sáng hn lên và tỏa những hào quang ra xung quanh. Sự việc này cũng giống như mặt trời khi bị đám mây nhỏ che khuất.

 

Tiếng chuông ban mai của nhà thờ đã đổ, mọi người tranh thủ ra xe để trở về. Ai nấy đều mang trong lòng mình sự hồi hộp, niềm vui mừng và những cảm xúc lâng lâng thật khó tả… Tuy nhiên những sự việc mà Nhóc chứng kiến, chắc cũng không có gì và cũng không đáng để so sánh với sự việc mà Nhóc đã nghe kể lại là ở một trường tiểu học thuộc GX Trúc Lâm, trường này tọa lạc gần "cánh đồng Cha" (có thể có thiếu sót do truyền khẩu, nhưng dù thế nào đó vẫn là lý do và là cội nguồn chính đáng để mọi người nhận biết và tìm ra được Bức Tượng Mẹ Tàpao đã bị quên lãng sau bao nhiêu năm đứng dưới rừng tre trúc rậm rạp trên lưng chừng núi). Câu chuyện bắt đầu khi các em nhỏ trong giờ học đã chứng kiến hình ảnh Một Bà xinh đẹp bất ngờ xuất hiện ngoài lớp học và từ từ di chuyển cho đến khi biến mất trên ngọn núi Tàpao. Theo nhiều ngưi, có thể Mẹ hiện đến để ra dấu cho mọi người tìm đến kính viếng Bức Tượng Mẹ bị bỏ quên chăng, và cũng thật là hy hữu, chỉ ít ngày sau đó, Nhóc nghe mọi ngưòi vui mừng báo tin cho nhau là đã tìm thấy một Bức Tượng Đức Mẹ trong  rừng tre trúc rậm rạp trên núi Tàpao qua sự hy sinh vất vả của một số người đã cất công kiếm tìm. Và mọi người kháo nhau: đây là Bức Tượng đã được Bà Trần Thị Lệ Xuân (phu nhân của Ông Ngô đình Nhu) cho đúc và dựng lên núi trong khoảng thập niên sáu mươi. Khi tìm được thì Bức Tượng đã bị mài mòn theo thời gian rất nhiều. Tương truyền ngay cả đôi mắt của Bức Tượng Mẹ được làm bằng ngọc bích cũng đã bị móc mất tự hồi nào…Thế là giữa chốn rừng núi hoang vu, dân cư thưa thớt, hàng hàng lớp lớp người từ khắp phương xa tuôn nhau kéo đến kính viếng và cầu xin Mẹ.

 

Rồi cũng đến ngày Nhóc được đi lên Tàpao tham quan. Hôm ấy là ngày 13/10, theo lệ thường thì mọi người hay lên hành hương kính viếng Đức Mẹ tại GX Fatima, Giáo phận Sài Gòn (mọi người vẫn thường quen gọi là cầu Bình Triệu), nhưng bỗng dưng tự nhiên lần này, Nhóc lại đổi ý và rủ rê một số người lên thăm viếng Đức Mẹ ở núi Tàpao.

Chuyến xe chở Nhóc, bà xã Nhóc, các cháu nhỏ và một số người rồi cũng phải dừng lại ở trạm kiểm soát ngay đầu đường dẫn vào huyện Tánh Linh (thuộc tỉnh Bình Thuận), ngã ba này thuộc về Căn cứ 6 (địa danh quen thuộc thường gọi xưa nay).

Bác tài xế đã xuống khỏi xe để xem tình hình, một số bà con lắc đầu chán nản và không ít xe phải quay đầu về, hết hy vọng rồi! Nhưng một ý tưởng lạ bỗng xuất hiện trong đầu Nhóc và Nhóc phải thú thật là chưa bao giờ Nhóc đeo Ảnh Áo Đức Bà…nhưng chả hiểu vì sao lần này Nhóc lại đeo Ảnh Áo ấy vào cổ lúc lên xe. Thấy mọi ngưi có vẻ buồn rầu vì không được đi tiếp và hết thảy đều im lặng chờ đợi. Phần Nhóc thì không hiểu tại sao mình lại bình tĩnh mà làm được việc này, đến bây giờ Nhóc vẫn chưa tin đó là sự thật: Trong lúc tình hình rất khó khả quan, chả biết làm sao bây giờ?! Bỗng Nhóc nhớ đến dây Áo Đức Bà đang mang ở cổ, một tay Nhóc cầm cổ áo kéo cho rộng ra và sau đó Nhóc cúi đầu xuống rồi ghé miệng vào trong áo thầm thì kêu xin:

"Mẹ ơi, đã bao nhiêu năm Mẹ ở trên núi có một mình, nay chúng con đi thăm Mẹ đây, xin Mẹ giúp chúng con." Thật là lạ lùng, sau khi kiểm tra qua loa giấy tờ, xe của Nhóc đã vượt qua được trạm canh thứ nhất một cách dễ dàng. Sự việc diễn ra giống như sự việc Thánh Thiên Thần đã dẫn đưa Thánh Phêrô ra khỏi trại giam … Các xe khác đều bị chặn lại và chối từ. Họ nhìn xe của Nhóc được chạy vào mà không hiểu vì sao?!

Nhưng bất ngờ tình hình lại thay đổi… Chiếc xe tuần tra của trạm canh chạy thật nhanh, qua luôn cả xe của Nhóc và ngừng lại chốt chặn ở trạm thứ hai và bắt xe Nhóc quay đầu trở ra. Vì chở dư hai người, nên tuy rằng đã quay đầu xe nhưng phải tấp xe vào bên lề và ngừng lại để chờ hai người kia quay ra, vì họ đã xuống xe vượt qua trạm canh trước rồi (nếu không sẽ bị phạt chở khách quá quy định). Trong lúc chờ đợi , Nhóc lại một lần nữa ghé miệng vào trong cổ áo cầu xin… Và ô kìa cũng thật là lạ lùng; chiếc xe tuần tra vừa chạy vào lúc nãy đã quay trở ra và khi đi ngang qua xe của Nhóc, họ không quên ra dấu là phải ra về. Thấy họ đã bỏ đi, Nhóc bèn nói với bác tài:

- Hay là quay đầu vào chạy tiếp.

Vì sợ bị phạt nên bác tài có vẻ do dự, nhưng nhóc đã trấn an bác tài:

- Nếu bị phạt, chúng tôi sẽ đóng phạt.

Thế là sau khi đã vượt qua được hai trạm canh, xe của Nhóc lại bon bon vào mà không gặp thêm bất cứ trở ngại nào nữa… Nhóc lại một mình âm thầm cám ơn Mẹ mà lòng vẫn hoài nghi về những sự việc trên…Thật là đáng tội, đáng tội!!! Thế rồi suốt cả một ngày hôm ấy, duy nhất và cũng chỉ có được một chiếc xe vào trong núi Tàpao là xe của Nhóc. Tung hô Mẹ.

 

Vì ở đây hoang vu và lạnh lẽo, nên Nhóc bàn với mọi người quay lên GX Trúc Lâm (Hạt Phương Lâm) để đến tối xem ngôi sao lạ. Ý kiến của Nhóc chưa ngã ngũ thì một số dân địa phương (dân ở đây đa phần ngoại giáo) cho biết: Tối ngày 12/10 tức là đêm hôm trước, có một Bà mặc áo choàng xanh hiện xuống sát gần mái tôn của trường học, nhìn thấy sợ hãi lắm…

Thế là mọi người thay đổi ý kiến và tìm cho mình một chổ để nghỉ ngơi chờ đêm xuống. Nói là chỗ nghỉ nhưng thật ra là đám cỏ trống nằm ngay sát cạnh bờ sông và ngay bên là đám rẫy đậu xanh tươi tốt. May quá có một cái chòi dựng tạm, chỉ đủ chỗ cho vài người lớn và các em nhỏ. Trời vẫn mưa lất phất cộng thêm những cơn gió dưới con sông nhỏ thỉnh thoảng lại thổi lên lạnh coóng. Nhóc và vài anh bạn bèn đốt một đống lửa nhỏ ngay cạnh chòi để sưởi, thỉnh thoảng cùng quay đầu hướng về Tượng Mẹ trên núi cao và đọc Kinh Mân Côi. Cơn buồn ngủ lại kéo đến, Nhóc bèn lân la sang quán cà phê nhỏ gần đấy. Vừa chờ đợi cà phê Nhóc vừa nghe hai mẹ con chủ quán xì xầm với nhau:

- Tối hôm qua má có sợ không? Con thấy BẢ quậy quá sợ ghê! Bây giờ nhớ lại con còn nổi da gà đây nè.

- Sợ chứ sao hổng sợ! Người mẹ vừa bưng ly cà phê cho Nhóc vừa trả lời cô con gái. Nhóc nổi máu tò mò bèn hỏi bà chủ quán:

- Bác có thấy thiệt không?

- Chú không tin ráng thức tí nữa mà xem.

Uống xong ly cà phê, ngó xem đồng hồ ở quán cũng đã gần 12 giờ đêm, Nhóc bèn quay về chòi, bà xã Nhóc vẫn ngồi bế thằng con út, còn lại hai đứa con khác của Nhóc đã nằm ngủ lăn khèo cạnh mẹ. Nhóc đang ngồi nói chuyện với bà xã thì đột nhiên có tiếng người la hét thất thanh ngay đám rẫy đậu xanh phía sau lưng Nhóc. Bà xã Nhóc tưởng có ai bị rắn cắn hay bị làm sao bèn giục Nhóc:

- Anh mau chạy ra xem người ta bị cái gì?

Nhóc quay ngưi phóng nhanh ra khỏi chòi, chạy đến gần mới nhận ra đó là một cô gái. Cô ta không đợi cho Nhóc hỏi thăm, tay vẫn chỉ lên trên núi, có lẽ vì quá hoảng sợ; nên miệng cô ta cứ ú ớ:

- K…ì…a… B…à…

Toàn thân Nhóc bỗng run lên và Nhóc không thể tin vào mắt mình được nữa… Nhóc hét toáng lên:

- Mẹ, Mẹ kìa.

(Khi viết đến đây, sự cảm động được chứng kiến hình bóng Mẹ tuy đã lâu… nhưng sao hai hàng nước mắt cứ tuôn chảy xuống gò má của Nhóc).

Thật vậy, từ trên lưng chừng núi một bóng hình sáng như lân tinh xuất hiện, trông giống như tượng Đức Mẹ ban ơn mà mọi người vẫn thấy. Bóng hình này cao khoảng 4 mét, từ từ di chuyển xuống gần chân núi, tuy là bóng hình nhưng những cử động quay qua quay lại giống hệt như người thường, có những lúc bóng hình Mẹ như đang cúi xuống và giang hai tay ôm lấy đoàn con đang quây quần dưới chân núi, thỉnh thoảng Cỗ Tràng Hạt bên hông tà Áo Mẹ sáng hẳn lên.

 

Tiếng đọc kinh ca hát vang rền khắp nơi. Từ trên lưng chừng núi bóng hình Mẹ cứ lúc ẩn lúc hiện và kéo dài từ 1 giờ đến 4 giờ sáng.

Hai đứa con của Nhóc thấy ồn ào cũng chạy ra xem; vừa nhìn lên núi các cháu vừa run và nói với mẹ chúng: Mẹ ơi, con sợ lắm!

Để khỏi hoài nghi về sự việc này, Nhóc và ông anh cột chèo đi quan sát tất cả là bốn địa điểm và bất cứ từ góc độ nào bóng hình Mẹ vẫn không thay đổi. Và khi bóng hình Mẹ đang hiện hữu trên núi, Nhóc nhìn thấy có một số ánh đèn pin chiếu từ dưới lên thẳng vào bóng hình Mẹ…nhưng lạ lùng thay ánh đèn dừng lại ở bóng hình Mẹ chứ không đi xuyên suốt và nó như bị một vật cản lại. Thằng cháu con bà chị cầm máy chụp hình đứng sau lưng Nhóc và nói: khi nào chú thấy bóng hình Mẹ hiện ra thật rõ, chú nhớ nhắc cháu chụp hình. Nhưng tiếc thay không riêng gì nó bị hư hai cuộn film mà những người khác cũng vậy…đem film đi rửa chỉ toàn một màu đen thui. Thằng con trai lớn của Nhóc thì nhanh chân chạy ra ngồi sát mép bờ sông để được nhìn thấy rõ ràng hơn và nó còn may mắn là mượn được cái ống nhòm của người bên cạnh. Nó kể lại: "Con thấy bóng trắng ấy giống y hệt tượng Đức Mẹ, di chuyển từ từ xuống dưới chân núi và ở phía dưới chân thì có vài ngôi sao nhỏ… Rồi khi bóng trắng ấy đi lên các ngôi sao nhỏ cùng lên theo cho đến khi cả bóng trắng và ngôi sao cùng biến mất".

 

Lúc này là 4 giờ sáng ngày 14/10… Nhìn từ xa về phía huyện Tánh Linh, đã thấy đèn xe pha sáng rực cả lên. Có lẽ mọi người đã chầu chực đâu đó suốt cả đêm và hơn hết là mong cho "giờ giới nghiêm" được bãi bỏ để tràn vào. Tuy trời chưa sáng hẵn nhưng vùng rừng núi Tàpao bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên, tiếng còi xe, tiếng người gọi nhau, xen lẫn với tiếng đọc kinh ca hát…thật là vui như trẩy hội.

 

Xe của Nhóc bắt đầu lăn bánh. Ngước nhìn lên đỉnh núi Tàpao, Nhóc thầm cám ơn Mẹ đã ban cho nhóc… tuy là kẻ tội lỗi nhưng đưc lãnh nhận biết bao Hồng ân kể từ khi vượt trạm canh, và diễm phúc hơn cả là được chiêm ngưỡng bóng hình Mẹ Trời Đất, tuy không hiển hiện rõ ràng như người thật, nhưng Đức Tin mách bảo cho Nhóc một cách chắc chắn rằng: Mẹ, chính là Mẹ đó.

 

Tiếng xì xầm tiếc nuối của bốn người cùng đi chung xe là họ không được trông thấy gì cả (chỉ có 10 người là được thấy bóng hình Mẹ). Thật là tội nghiệp cho họ mà không ai hiểu lý do vì sao? Có thể do mắt họ bị kém, bị cận thị chăng?!

 

Lạy Mẹ Tàpao và cũng là Mẹ Sao Biển của chúng con, xin Mẹ gìn giữ và giúp anh em Sao Biển chúng con…và mọi người vượt thoát bể trần gian dễ như: Vượt Trạm. Cám ơn Mẹ.

 

Biên Hòa, mùng 4 tết Mậu tý.

Trần Thế Huy 72

 

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2008

Danh Sach SB 1972

Lớp Sao Biển 72

01. Nguyễn Gia Hoàng Anh
02. Trần Văn Anh
03. Lê Hồng BẢO
04. Lê Tú BỔ
05. Trần Tiến Cảnh
06. Lê Công Chi
07. Nguyễn Chí
08. Đặng Công Chánh
09. Lê Văn Cương
10. Nguyễn Hữu Cường
11. Nguyển Ý Quỳnh Dao
12. Vũ Đình Dung
13. Nguyễn Đức Dũng (noir) ?
14. Nguyễn Ngọc Dũng (petit) ?
15. Lê Văn Dương
16. Trần Quốc Định
17. Bùi Hữu Đông
18. Lê Tứ Giang
19. Nguyễn Châu Hà
20. Đỗ Mạnh Hùng
21. Nguyễn Quang Hiên (Ba Làng)
22. Nguyễn Đình Huấn
23. Đoàn Xuân Hùng
24. Đỗ Mạnh Hùng
25. Nguyễn Xuân Hùng
26. Nguyễn Phan Hưng
27. Trần Thế Huy
28. Phạm Văn Hy
29. Nguyễn Văn Khôi
30. Nguyễn Kỳ Khoa (Rip )
31. Trần Văn Khoa
32. Nguyễn Thành Kỉnh
33. Đậu La Lam
34. Nguyễn Văn Lan
35. Phan Văn Lệ (LỄ)
36. Nguyễn Phi Long
37. Phùng bá Lộc
38. Nguyễn Thanh Luận
39. Bùi Quang Minh
40. Nguyễn Xuân Phần
41. Nguyễn Thành Phong
42. Nguyễn Thái Phương
43. Phạm Qúy (không thấy trong Sổ ghi điểm)
44. Nguyễn Thái Sơn
45. Nguyễn Hùng Sinh
46. Phạm Công Tâm
47. Nguyễn Đức Tú
48. Nguyễn Minh Tuân
49. Phạm Ngọc Thanh
50. Nguyễn Đức Thăng
51. Lê Quốc Thắng
52. Nguyễn Đức Thắng
53. Phạm Xuân Thắng
54. Lê Minh Trí
55. Đặng Đức Trung ( luật sư )
56. Nguyễn Thành Túc
57. Trịnh Xình Tuyền
58. Nguyễn Minh Tuấn
59. Nguyễn Công Tâm
60. Lê Thanh Trùng ( Rip )
61. Nguyễn Minh Văn
62. Trịnh như Vinh
63. Nguyễn Quốc Việt

Theo Sổ ghi điểm và Trần Thế Huy ghi lại

Kết toán ngày 16/5/1973 có 58 học sinh
Nhân viên phụ trách: Nguyễn Hữu Hoàng (đã ký)

Thứ Năm, 7 tháng 2, 2008

FW: CHÚC M?NG NAM M?I

From: Bao Le
Sent: Thursday, February 07, 2008 2:35 AM
Happy New Year,
Chúc các bạn cùng toàn thể gia quyến một Năm Mới An Bình - Thịnh Đạt - Tràn Đầy Phúc Ân.
Hẹn gặp nhau tại HNSB 2008.
Thân ái,
Bảo

RE: Chúc M?ng Nam M?i M?u Tý

Hi Dũng,
Mình cũng chúc Dũng và gia đình nhiều vui vẻ, an lành, may mắn nhé. Mình send email Dũng lên blog để dễ tìm
 

From: Nguyen, Dung Sent: Wednesday, February 06, 2008 3:47 PM

Subject: Chúc M?ng Nam M?i M?u Tý

Hello Tất cả Bạn hiền 72,

Chúc mừng Năm mới cho các bạn. Hy vọng năm Mậu Tý (tuổi của nhiều AE năm nay) được sức khỏe dồi dào và An Khang Thịnh Vượng.

 

Mời các bạn có rảnh nhớ gọi vô HNTL thứ bảy này nhé (2/9/2008) lúc 7:00PM (PST). Nếu Dũng có quên ai, làm ơn forward giùm cho.

 

TO ATTEND THE AUDIO CONFERENCE:

1. Call +1 858-845-5000

2. After the greeting press 1 to attend meeting.

3. Enter Meeting ID 1972 followed by the # sign.

4. Enter Meeting Password 1972 followed by the # sign.

5. Follow the remaining prompts for recording the callers name and joining the meeting.